Trẻ bị ho có đờm bố mẹ nên làm gì?

Ho có đờm giúp làm sạch đường thở của trẻ

6 bài thuốc dân gian trị ho có đờm cho trẻ

Trẻ bị ho có đờm nên kiêng ăn gì?

Trẻ bị ho có đờm, khi nào cần đi bệnh viện?

Cách chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi bị ho có đờm

Ho có đờm là gì? 

Ho là phản xạ bình thường của cơ thể để loại bỏ chất nhầy (đờm) hoặc dị vật ra khỏi đường thở. Ho làm sạch đường hô hấp bằng cách loại bỏ chất nhờn dưa thừa, hạt bụi và các dị vật khác. Nếu không ho, những dị vật này sẽ tiếp tục ở lại trong đường thở, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Ho có đờm thường mang theo chất lỏng như chất nhầy, đờm từ phổi hoặc phế quản, theo Hướng dẫn Chăm sóc Sức khỏe trẻ em từ Trường Y Dartmouth (Mỹ). Nếu ho do nhiễm khuẩn, dịch nhầy, đờm sẽ chứa vi khuẩn (bác sỹ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm, nuôi cấy vi khuẩn). 

Những đứa trẻ lớn có thể nhổ (khạc) đờm khi ho, nhưng trẻ nhỏ thường có xu hướng nuốt đờm. Kết quả là, trẻ nhỏ bị ho có đờm cũng có thể bị đau dạ dày, mặc dù đờm mà trẻ nuốt vào cuối cùng cũng rời khỏi cơ thể qua các chuyển động của ruột hoặc nôn trớ. 

Trẻ bị ho có đờm thường là do cảm lạnh

Ngược lại, ho khan thường không liên quan đến việc loại bỏ chất lỏng, mặc dù đây có thể là dấu hiệu cho thấy phổi hoặc phế quản bị nhiễm trùng.

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), ho cũng có thể là ho cấp tính, kéo dài chỉ vài ngày hoặc vài tuần, hoặc mạn tính kéo dài hơn 1 tháng.

Nguyên nhân gây ho có đờm

Nhiều vấn đề sức khỏe khiến trẻ bị ho có đờm như dị ứng, hen suyễn, nhiễm khuẩn hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, cúm, cảm lạnh, theo Bệnh viện Nhi, thuộc Trường Đại học Colorado Denver (Mỹ). Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng ho có đờm ở trẻ là do cảm lạnh. Trẻ ho có đờm do cảm lạnh thường vẫn vui chơi và khỏe mạnh bình thường, miễn là không bị sốt. 

Điều trị ho có đờm ở trẻ như thế nào?

Theo các bác sỹ của Bệnh viện Nhi (Mỹ), vì ho có đờm giúp loại bỏ các dị vật không cần thiết trong đường thở của trẻ, do vậy, bố mẹ không nên cố gắng ngăn chặn những cơn ho này. Bạn nên cho trẻ uống nhiều chất lỏng để không gây kích thích cổ họng thêm nữa, như nước ép táo hoặc nước súp ấm. Bạn cũng có thể cho trẻ uống thuốc trị ho tự nhiên như mật ong miễn là trẻ trên 1 tuổi, hoặc thuốc trị ho có chứa dextromethorphan nếu trẻ lớn hơn 4 tuổi. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng ho của trẻ ngày càng tồi tệ, hoặc ho có đờm tiếp tục kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đưa trẻ đi khám.

Vân Anh H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ