Tình trạng kháng kháng sinh: Báo động thiếu nhận thức cộng đồng

Thiếu nhận thức cộng đồng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng trở nên phổ biến

WHO: Hầu hết các nước không có giải pháp cho vấn đề kháng kháng sinh

Khám, tư vấn miễn phí bệnh lý đái dầm

Trước khi dùng kháng sinh, bạn nên biết những điều này

Mỹ lập Hội đồng nghiên cứu kháng kháng sinh

Cả bác sỹ và người dân đều lạm dụng kháng sinh

Cụ thể hơn, báo cáo cho thấy việc bán các loại thuốc kháng sinh mà không cần bác sỹ kê toa hiện nay đang được phổ biến rất rộng rãi và nhiều quốc gia thiếu hướng dẫn điều trị chuẩn cho các nhân viên y tế.

Nhận thức của công chúng về kháng kháng sinh được phát hiện là thấp trên tất cả 6 khu vực: Khu vực châu Phi, khu vực châu Mỹ, Vùng Đông Địa Trung Hải, khu vực châu Âu, khu vực Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương. WHO cho biết, ngay cả ở các nước đã phát động chiến dịch nâng cao nhận thức về tác dụng của thuốc kháng sinh trước công chúng, vẫn có một bộ phận không nhỏ cho rằng thuốc kháng sinh có thể được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng do virus, chẳng hạn như bệnh cảm lạnh.

Đặc biệt, thiếu nhận thức xung quanh kháng kháng sinh cũng đã được xác định ở rất nhiều các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chính trị gia, các phương tiện truyền thông và các học giả - điều này cũng làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh đang rất phổ biến hiện nay.

WHO khẳng định tình trạng kháng kháng sinh như là một "mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng"  

Quản lý tình trạng kháng kháng sinh bằng hệ thống giám sát

WHO cho biết, khu vực châu Âu đã kiểm soát tình trạng kháng kháng sinh tốt hơn nhờ một phần mềm giám sát thông qua Mạng lưới Giám sát Châu Âu (EARS-Net). Đây là chìa khóa để xác định xu hướng và khả năng bộc phát kháng kháng sinh ở các quốc gia, từ đó có giải pháp kịp thời để làm giảm tình trạng lây lan chủng kháng kháng sinh giữa các vùng. Bên cạnh đó, việc giám sát giúp giảm công suất phòng thí nghiệm, cơ sở hạ tầng và dễ dàng quản lý dữ liệu.

Báo cáo cũng nhấn mạnh vấn đề các nước đang thiếu các chương trình phòng ngừa và kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh viện. WHO chia sẻ, một nửa các quốc gia ở châu Âu, khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương đều trả lời chưa có chương trình như vậy được áp dụng cho tất cả các bệnh viện.

Trong khi đó, chương trình này là điều cần thiết để hạn chế sự di chuyển của sinh vật kháng thuốc, làm hạn chế sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả những người có khả năng kháng thuốc kháng sinh từ những bước vệ sinh cơ bản.

Về tổng thể, WHO nói rằng, một số quốc gia đã có những cam kết và cải tiến hiệu quả để giải quyết các vấn đề kháng thuốc, mặc dù những phát hiện cũng cho thấy còn rất nhiều việc phải làm.

TS. Charles Penn - điều phối viên của chương trình kháng kháng sinh tại WHO cho hay, ông thực sự tin rằng, việc xem xét Kế hoạch hành động toàn cầu trong tháng tiếp theo sẽ khuyến khích tất cả các nước có những hành động tích cực hơn chống lại vấn đề kháng kháng sinh đang rất phổ biến hiện nay.

WHO đặt ra 5 mục tiêu chiến lược cho các Chính phủ: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng kháng sinh; Đạt được kiến ​​thức về kháng kháng sinh thông qua giám sát và nghiên cứu; Giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng; Cải thiện việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh và đảm bảo đầu tư bền vững cho các giải pháp chống lại tình trạng kháng kháng sinh.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn