Tăng IQ cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ: Đơn giản chỉ cần ăn hạt

Dinh dưỡng trong thai kỳ là một trong những yếu tố quyết định sự thông minh của trẻ

Các loại hạt giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người đái tháo đường

4 loại hạt tốt cho tim và làm giảm cholesterol

Các loại hạt tốt cho da mà bạn nên ăn thường xuyên

Nếu muốn lên chức bố: Hãy ăn các loại hạt!

Mẹ bầu hạt giúp tăng IQ cho trẻ

Tác giả nghiên cứu là Jordi Julvez (Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona, Tây Ban Nha) và các đồng nghiệp đã đánh giá 2.208 bà mẹ và con của họ trong thời gian 8 năm. Các bà mẹ này phải trả lời bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, trong khi đó trẻ được đánh giá về khả năng vận động và nhận thức ở 18 tháng, 5 và 8 tuổi.

Theo nghiên cứu, trẻ được sinh ra từ người mẹ ăn 2 - 3 ounce hạt mỗi tuần (tương đương 56 - 85gr hỗn hợp hạt quả óc chó, hạt phỉ, đậu phộng và hạt thông) trong 3 tháng đầu của thai kỳ thường đạt điểm IQ, kiểm tra trí nhớ và sự chú ý cao hơn so với trẻ có mẹ không ăn hạt. Trẻ có mẹ ăn trung bình 74gr hạt mỗi tuần trong 3 tháng đầu thai kỳ có điểm cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, ăn các loại hạt 3 tháng cuối thai kỳ cho hiệu quả không cao bằng.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ăn các loại hạt có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường và stress oxy hóa. Một số nhà nghiên cứu cũng kỳ vọng rằng tiêu thụ hạt có thể giúp bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức khi về già. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên để điều tra xem việc ăn các loại hạt trong khi mang thai có thể cải thiện hiệu suất nhận thức của trẻ hay không.

Tác dụng lâu dài

Các loại hạt có nhiều acid folic và acid béo, bao gồm omega-3, đã được chứng minh là có tác dụng có lợi cho sức khỏe và khả năng nhận thức. Những chất dinh dưỡng này tích lũy trong mô thần kinh của thai nhi đang phát triển trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên.

Tác giả nghiên cứu, Florence Gignac, cho biết não của thai nhi trải qua một loạt các quá trình phức tạp trong thời kỳ mang thai và điều này có nghĩa là dinh dưỡng của mẹ là yếu tố quyết định sự phát triển não bộ của thai nhi và có thể có những ảnh hưởng lâu dài.

Acid folic đã được chứng minh là làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống phát triển trong 3 tháng đầu. Nó cũng có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh khác như hở vòm miệng, khuyết tật tim hay chân tay và sự phát triển của các khối u não trong thời thơ ấu.

Tương tự, omega-3 đã được chứng minh là giúp phát triển não bộ của thai nhi và nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ những chất béo này trong thai kỳ có thể cải thiện việc học tập và khả năng phối hợp. Omega-3 cũng làm giảm khả năng béo phì trong thời thơ ấu và cuộc sống sau này.

Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Translational Psychiatry cho thấy việc thiếu hụt omega-3 và omega-6 trong giai đoạn đầu của thai kỳ có tác động lâu dài đối với trẻ. Sự thiếu hụt hai dưỡng chất này làm tăng dinh nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ.

Biết Tuốt H+ (Theo NM)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng