Làm thế nào để tránh 4 “bẫy” tăng cân?

Những thay đổi trong cảm xúc có thể ảnh hưởng tới chế độ ăn và cân nặng của bạn

4 mẹo giảm cân hiệu quả sau tuổi 40

6 thực phẩm nên ăn mùa Đông để giảm cân

Trầm cảm - Nguyên nhân bất ngờ gây tăng cân

Tìm ra thủ phạm không ngờ gây tăng cân, béo bụng không kiểm soát

Thay đổi trong cảm xúc

Mỗi khi cảm thấy căng thẳng, đau buồn hay chán nản, bạn lại có xu hướng ăn nhiều hơn, dẫn tới nguy cơ tăng cân không phanh.

“Khi mọi người tìm kiếm điều gì đó để an ủi tâm trạng, họ rất dễ dàng tìm tới thức ăn”, Beth Castle, một chuyên gia dinh dưỡng người Canada cho biết. “Ngay khi ăn, bạn có thể cảm thấy tốt hơn”. Tuy nhiên sau đó, bạn có thể cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn trước khi ăn quá nhiều chỉ khiến vòng eo của bạn tăng nhanh.

Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để khắc phục là tập trung vào các tương tác xã hội, tránh sự cám dỗ của thực phẩm. Chỉ đơn giản là đi ra ngoài khi tâm trạng xấu, tìm cách thư giãn để tâm trạng thoải mái hơn có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và cân nặng.

Căng thẳng, chán nản dễ khiến bạn ăn nhiều hơn

Nếu không thể tự mình vượt qua việc ăn uống quá nhiều khi căng thẳng, chán nản, rất có thể bạn có nguy cơ bị trầm cảm. Trong thường hợp này, hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn và chăm sóc cụ thể.

Cố định số lượng bữa ăn và khẩu phần ăn

Nhiều phụ huynh thường yêu cầu con ăn hết lượng khẩu phẩn ăn đã chuẩn bị. Tuy nhiên, điều này có thể vô tình tạo ra các ảnh hưởng xấu tới cân nặng của trẻ.

Nếu bạn tự đặt ra số lượng các bữa ăn và khẩu phần ăn trong ngày cho trẻ, nguy cơ là bé có thể sẽ ăn quá nhiều. Trẻ có thể phải kiềm chế cơn đói để chờ đến bữa ăn chính, dẫn đến nguy cơ ăn nhiều hơn lượng thực phẩm bé thực sự cần.

Định lượng bữa ăn và khẩu phần ăn có thể ảnh hưởng xấu tới cân nặng của trẻ

Các chuyên gia cho rằng, hãy cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa cố định. Cũng đừng định sẵn khẩu phần ăn cho trẻ và bắt bé ăn hết các món. Bạn có thể tham khảo khẩu phần ăn cho trẻ, nhưng đồng thời hãy dạy bé cách chọn các loại thực phẩm lành mạnh và tự xác định lượng thức ăn trẻ cần.

Nhịn ăn giảm cân

Nhiều người cho rằng bỏ qua bữa ăn sáng, cắt giảm carbohydrate trong các bữa ăn,… có thể giúp giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên cắt giảm các bữa ăn hoặc loại bỏ một số nhóm thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày chỉ làm mất cân bằng đường huyết và ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn của bạn.

Bỏ qua cảm giác đói có thể ngừng nhu cầu thực phẩm của cơ thể trong một vài lần đầu nhịn ăn. Tuy nhiên do lượng đường huyết bị ảnh hưởng, bạn có thể sẽ bị mất khả năng kiểm soát lượng thực phẩm khi bắt đầu ăn trở lại.

Tốt hơn hết bạn không nên bỏ bữa để nhịn ăn giảm cân, giữ cho cơ thể không bị đói trong suốt cả ngày.

Ăn đêm

Thói quen nhịn ăn giảm cân còn đưa bạn vào một cái “bẫy” tăng cân khác: Ăn đêm. Bỏ bữa khiến bạn thiếu năng lượng và phải nhờ đến các loại đồ uống có chứa caffeine để giữ cơ thể tỉnh táo. Thiếu ăn cộng thêm các tác dụng phụ từ caffeine có thể khiến bạn dễ dàng cảm thấy mệt mỏi và bị đói vào ban đêm. Điều này làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều trong các bữa ăn trước khi đi ngủ.

Các chuyên gia khuyên rằng, nên có các bữa ăn nhẹ vào buổi chiều để hạn chế các bữa ăn đêm không kiểm soát. Tốt nhất hãy ăn nhẹ bằng các thực phẩm có chứa carbohydrate như ngũ cốc, kết hợp cùng 1 chút protein từ các loại bơ lạc, sữa,… 5 giờ chiều là thời điểm ăn nhẹ tốt nhất do bạn có xu hướng đưa ra các quyết định ăn uống lành mạnh hơn cho bữa tối và bữa đêm khi ăn nhẹ vào thời điểm này.

Vi Bùi H+ (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp