Sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh: Nếu mẹ không muốn con vừa điếc vừa câm!

Sàng lọc khiếm thính bẩm sinh để hạn chế trẻ bị câm và điếc!

Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Trẻ sơ sinh bị thiếu men G6PD có làm sao không?

Hà Nội: Bác sỹ tắc trách, bé sơ sinh tử vong

6% trẻ sơ sinh bị điếc do nhiễm virus Zika

Tỷ lệ trẻ sơ sinh dễ bị khiếm thính

Nhóm trẻ có nguy cơ cao bị khiếm thính là những trẻ được sinh ra từ các bà mẹ mắc một số bệnh lý khi mang thai như rubella, giang mai, herpes…, những trẻ có tiền sử gia đình bị điếc, trẻ sinh non nhẹ cân, có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ và phải thông khí hỗ trợ kéo dài, trẻ bị vàng da do tăng bilirubin… Tỷ lệ khiếm thính của những trẻ trong nhóm này rất cao, có thể từ 1/50 – 1/25.

Trẻ sơ sinh bị khiếm thính bẩm sinh, không phát hiện sớm sẽ bị điếc và câm

Trẻ sơ sinh được trợ thính để hỗ trợ trẻ nghe được để có thể nói được

Theo BS Đặng Thị Cẩm Vân, Chuyên khoa Sản, Phó Giám đốc Trung tâm Kế hoạch hóa Gia đình Quận Thanh Xuân, sàng lọc khiếm thính bẩm sinh rất quan trọng. 2 năm đầu đời là thời gian trẻ bắt đầu học nói. Khi nói chuyện với con, nếu trẻ không nghe được, trẻ sẽ không bắt chước được và không nói được. Như vậy, trẻ sẽ bị điếc kèm theo câm. Nhưng nếu con bị khiếm thỉnh bẩm sinh và được cha mẹ phát hiện sớm, hỗ trợ và trợ thính cho con, con nghe được, con sẽ nói được. Nói là quá trình bắt chước, không phải là di truyền. Nếu như bé được sinh ra ở Anh, bé sẽ nói tiếng Anh mà không phải tiếng Việt như khi con được sinh ra tại Việt Nam, bởi lẽ, trẻ sẽ bắt chước mọi người xung quanh và nói theo. Nên nếu trẻ bị khiếm thính bẩm sinh mà không được phát hiện sớm và hỗ trợ, trẻ vừa không nghe được vừa không thể nói được.

Sàng lọc khiếm thính sơ sinh thực hiện như thế nào?

Cũng theo BS Đặng Thị Cẩm Vân, các mẹ sau khi sinh nên đưa con đến phòng sàng lọc sơ sinh trong bệnh viện và đề nghị sàng lọc khiếm thính bẩm sinh cho trẻ. Hầu hết các bệnh viện lớn hiện nay đều đã có dịch vụ này. Chu trình kiểm tra rất đơn giản, các bác sỹ sẽ cho 2 tai nghe vào ốc tai của bé và nghe độ rung ở trong tai và kiểm tra. Sau đó, nếu trẻ có vấn đề về thính lực, sẽ được chuyển sang Bệnh viện hoặc khoa Tai - Mũi - Họng để được khám và có phương pháp điều trị, hỗ trợ giúp con.

Thời gian sàng lọc khiếm thính sơ sinh nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ 24 -72 giờ sau sinh để đảm bảo độ chính xác. Thời gian sàng lọc cho mỗi trẻ có thể thay đổi từ 3 – 6 phút tùy thuộc vào loại thiết bị và sự hợp tác của trẻ. Bởi vậy, có thể thực hiện sau khi trẻ đã được bú để tăng cơ hội trẻ ngủ khi tiến hành các nghiệm pháp.

Với các thủ thuật đơn giản, không quá tốn kém, các mẹ nên cho trẻ sơ sinh tiến hành sàng lọc khiếm thính bẩm sinh để phát hiện sớm và kịp thời hỗ trợ giúp con vẫn có thể nói và phát triển bình thường.

Ngọc Hoa H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ