Ăn rau và trái cây nào tốt nhất cho DNA?

Sửa chữa DNA rất quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư

Bổ sung vitamin B để phòng tránh biến đổi DNA vì ô nhiễm không khí

Nghiện hút cần sa? Hãy trách DNA của bạn!

DNA nhân tạo khiến giới khoa học đau đầu

Collagen và gen DNA: Trợ thủ của sức khỏe và sắc đẹp

Trong tế bào con người, cả các hoạt động trao đổi chất lẫn các nhân tố môi trường như tia tử ngoại đều có thể gây tổn thương đến DNA, có đến 1 triệu tổn thương phân tử trên một tế bào trong một ngày. Các tổn thương này có thể gây thiệt hại đến cấu trúc của phân tử DNA và có thể thay đổi hoặc loại bỏ khả năng tế bào giải mã gene do đó ảnh hưởng đến quá trình mã hóa DNA. Những tổn thương khác bao gồm các đột biến sinh học nguy hiểm tiềm tàng trong bộ gene của tế bào, gây ảnh hưởng tới sự tồn tại của các tế bào con của nó sau quá trình nguyên phân. Hệ quả là, quá trình sửa chữa DNA hoạt động liên tục để ngăn lại sự phá hủy của cấu trúc DNA. Khi một quá trình sửa chữa bị thất bại, và khi quá trình chết rụng tế bào không xảy ra, các DNA bị tổn hại không sửa chữa được có thể xuất hiện, bao gồm đứt gẫy hai chuỗi và DNA liên kết chéo (liên kết ngang giữa các sợi hay ICLs).

Tốc độ sửa chữa DNA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kiểu tế bào, độ tuổi của tế bào và môi trường bên ngoài tế bào.

Trước đây, nhiều người cho rằng dinh dưỡng không có vai trò gì đối với chức năng sửa chữa DNA. Nhưng, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ đặc biệt!

Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, các nhà nghiên cứu cho hay thói quen tiêu thụ rau củ quả có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh thoái hóa, bao gồm nhiều loại ung thư.

Không chỉ chứa các chất chống oxy hoá, rau và trái cây còn chứa nhiều dưỡng chất thực vật phytonutrient có thể tăng cường enzyme thải độc, điều chỉnh biểu hiện gene và điều chỉnh con đường sửa chữa DNA.

Sau khi kiểm tra rất nhiều loại rau và trái cây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra 9 loại có khả năng thúc đẩy sửa chữa DNA hiệu quả, bao gồm: Chanh, quả hồng, dâu tây, cam, choy sum (cải ngồng), bông cải xanh, cần tây, rau diếp và táo. Trong đó, chanh, quả hồng, dâu tây, bông cải xanh, cần tây và táo đều có thể bảo vệ DNA ở liều lượng rất thấp.

Ví dụ, chanh có thể giảm giảm 1/3 tổn thương DNA. Tuy nhiên, nếu bạn nấu chín chanh trong 30 phút, tác dụng bảo vệ DNA có thể bị mất. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên tiêu thụ chanh khi còn tươi.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng