Sốt xuất huyết và sốt virus: Trẻ bị sốt khi nào cần đi viện?

Cha mẹ cần phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết ở trẻ để đưa con đi khám kịp thời

Vì sao sốt xuất huyết, Zika lại bùng phát ở phía Nam?

Chống tia cực tím cho da: Phương pháp nào làm giảm tác hại hiệu quả

Bạn đã biết phân biệt sốt siêu vi, sốt phát ban và sốt xuất huyết?

7 dấu hiệu cảnh báo hội chứng sốc sốt xuất huyết

Trong thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường như hiện nay, trẻ rất dễ bị sốt virus (sốt siêu vi). Tuy nhiên, thời tiết này cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, làm gia tăng tỷ lệ mắc sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết thường ít gặp hơn sốt virus, nhưng nguy hiểm hơn nhiều.

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị sốt xuất huyết nặng, khiến các mạch máu bị rò rỉ, vỡ ra gây mất máu, ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể, thậm chí dẫn tới tử vong.

Sốt virus, sốt xuất huyết có dấu hiệu chung là sốt cao

BS. Avinash Bhondwe (Ấn Độ) cho biết: “Trẻ nhỏ rất hay bị sốt vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù các ca sốt virus thường dễ mắc phải hơn, không thể loại trừ khả năng trẻ bị sốt xuất huyết. Nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa thể phân biệt chính xác con mắc sốt xuất huyết hay sốt virus. Chính vì vậy, bất kể trẻ bị sốt gì, bạn vẫn nên đưa bé đi khám để được thăm khám, điều trị phù hợp nhất”.

Dấu hiệu phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết

Trẻ bị sốt virus và sốt xuất huyết đều có thể bị sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, nhức đầu… Cha mẹ có thể tham khảo bảng sau để phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết ở trẻ:

Sốt virus

Sốt xuất huyết

- Trẻ sốt cao (38 - 39 độ C) từng cơn

- Trẻ thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, nhức đầu, quấy khóc

- Trẻ bị chảy nước mũi, đau họng…

- Có thể xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đi ngoài phân lỏng, nôn mửa…)

- Trẻ sốt cao (trên 40 độ C) trong vòng 4 - 7 ngày sau khi bị muỗi đốt

- Đau nhức cơ thể, đau khớp, đau đầu dữ dội

- Đau sau hốc mắt

- Xuất hiện các nốt phát ban (thường có màu hồng nhạt) trên toàn cơ thể trong vòng 24 - 48 giờ sau khi bắt đầu sốt. Thời gian này trẻ có thể hạ sốt trong 1 - 2 ngày, sau đó tiếp tục phát ban lần 2

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu phát ban, phụ huynh nên đưa con tới viện để xét nghiệm máu, xét nghiệm kháng nguyên sốt xuất huyết. Cần có thời gian để phát hiện kháng nguyên trong máu, do đó nếu kiểm tra lần đầu cho kết quả âm tính, trẻ vẫn cần tiếp tục được theo dõi và xét nghiệm lại sau 5 - 7 ngày.

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm khi bắt đầu nghi ngờ các dấu hiệu sốt xuất huyết; Lau người cho trẻ bằng khăn ấm vài lần/ngày để giảm sốt; Cho bé uống nhiều nước, nước trái cây… để ngăn mất nước; Cho bé uống từng ngụm nhỏ, uống nước nhiều lần trong ngày; Dùng thuốc hạ sốt (như paracetamol) khi trẻ bị sốt quá cao.

Trong trường hợp trẻ bị sốt virus, bạn không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, chỉ trừ khi bác sỹ trực tiếp kê đơn thuốc. Với trẻ bị sốt xuất huyết, sử dụng aspirin trong thời gian này cũng có thể gây hại cho trẻ.

Vi Bùi H+ (Theo Timesofindia)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ