Rối loạn nhịp tim ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Rối loạn nhịp tim cần được điều trị nếu đi kèm các triệu chứng như sốt

Rối loạn nhịp tim có điều trị được không, phương pháp nào hiệu quả?

Vì sao tim đập nhanh, tim đập nhanh có cần đi khám?

Các nguyên nhân gây tim đập nhanh, khó thở thường gặp nhất

Block nhánh phải là gì, có nguy hiểm không?

Nhìn chung, đa số trường hợp rối loạn nhịp tim ở trẻ là vô hại và không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp rối loạn nhịp tim ở trẻ là do nguyên nhân bệnh lý và cần được cha mẹ chú ý, có hướng điều trị kịp thời.

Rối loạn nhịp tim ở trẻ nhỏ

Trẻ có thể trải qua cơn rối loạn nhịp tim khi tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, bỏ nhịp hoặc loạn nhịp. Rối loạn nhịp tim có thể xuất phát từ một số tình trạng thể chất như dị tật tim bẩm sinh hoặc do các yếu tố bên ngoài như sốt, nhiễm trùng và sử dụng một số loại thuốc. Khi khóc hoặc chơi đùa, nhịp tim của bé cũng có thể thay đổi.

Ở trẻ em, tim đập quá nhanh hoặc quá chậm đều có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đến các bộ phận trong cơ thể. Lưu lượng máu không đều có thể tác động xấu tới các cơ quan, bao gồm thận, gan, tim và não.

Nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm đều không tốt với trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Tim hoạt động nhờ những tín hiệu điện chạy qua các dây thần kinh trong các vách ngăn của tim. Với mỗi nhịp đập, một tín hiệu điện được tạo ra và truyền từ trên đỉnh xuống đáy tim.

Tín hiệu điện bắt đầu trong một nhóm các tế bào ở tâm nhĩ phải (buồng trên, bên phải của tim) được gọi là nút xoang. Từ đó, tín hiệu điện truyền qua các con đường đặc biệt để kích thích tâm nhĩ phải và trái, khiến chúng co bóp và đẩy máu vào tâm thất (buồng dưới của tim).

Dòng điện tim tiếp tục đến một nhóm các tế bào khác gọi là nút nhĩ thất, nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất. Từ đó, dòng điện di chuyển sang một con đường khác gọi là bó His, nơi tín hiệu phân nhánh để kích thích tâm thất phải và trái, khiến chúng co bóp và đẩy máu đến phổi và phần còn lại của cơ thể.

Bình thường, tim sẽ đập với nhịp độ đều đặn. Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào làm gián đoạn hệ thống tín hiệu điện, nhịp tim có thể trở nên bất thường và tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra.

Các dạng rối loạn nhịp tim

Có nhiều dạng rối loạn nhịp tim, có thể được chia thành 3 nhóm chính là nhịp nhanh trên thất, rối loạn nhịp thất và nhịp tim chậm.

Rối loạn nhịp nhanh trên thất ở trẻ em

Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp tim có thể xảy ra ở trẻ nhỏ

- Ngoại tâm thu, hay các cơn co nhĩ sớm, nhịp đập sớm bắt đầu trong tâm nhĩ.

- Rối loạn nhịp nhanh trên thất: Tình trạng nhịp tim nhanh, thường là đều đặn, bắt đầu từ phía trên tâm thất và kết thúc đột ngột.

- Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ: Nhịp tim nhanh do có nhiều hơn một tín hiệu điện đi qua nút nhĩ thất.

- Rung nhĩ: Nhiều tín hiệu điện bắt đầu và lan truyền qua tâm nhĩ, truyền qua nút nhĩ thất.

- Cuồng nhĩ: Rối loạn nhịp tim do một hoặc nhiều nhịp nhanh trong tâm nhĩ.

- Hội chứng Wolff-Parkinson-White: Tình trạng tín hiệu điện đến tâm thất quá nhanh do có đường dẫn truyền tắt từ tâm nhĩ đến tâm thất.

Rối loạn nhịp thất ở trẻ em

- Co thắt tâm thất sớm: Có nhịp đập sớm bắt đầu trong tâm thất. Điều này xảy ra khi tín hiệu điện bắt đầu trong tâm thất, khiến chúng co lại trước khi nhận tín hiệu từ tâm nhĩ.

- Loạn nhịp thất: Tình trạng đe dọa tính mạng khi tín hiệu điện bắt đầu từ tâm thất với tốc độ nhanh và không đều.

- Rung thất: Tín hiệu điện không đều từ tâm thất.

Nhịp tim chậm ở trẻ em

- Rối loạn chức năng nút xoang: Nhịp tim chậm do nút xoang bất thường.

- Block tim: Tình trạng tín hiệu điện từ nút xoang đến tâm thất bị chặn.


Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim ở trẻ em?

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em có thể xảy ra do các yếu tố bệnh lý, ví dụ như bệnh cơ tim, các dị tật tim bẩm sinh. Các nguyên nhân phổ biến khác của rối loạn nhịp tim ở trẻ em bao gồm: Nhiễm trùng, mất cân bằng điện giải, sốt, tác dụng phụ của một số loại thuốc…

Dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo rối loạn nhịp tim ở trẻ

Việc nhận biết các triệu chứng rối loạn nhịp tim phụ thuộc vào độ tuổi và sự trưởng thành của trẻ. Những trẻ lớn hơn có thể nói cho cha mẹ biết về cảm giác hụt hẫng, hoặc tự trẻ có thể cảm thấy tim đập không đều.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bạn có thể nhận thấy những thay đổi như da tái xanh, trẻ hay tỏ ra khó chịu, trẻ không chịu ăn uống. Một số dấu hiệu, triệu chứng phổ biến của rối loạn nhịp tim bao gồm:

Trẻ bị rối loạn nhịp tim thường hay mệt mỏi, chóng mặt

- Cơ thể yếu đuối, mệt mỏi mạn tính.

- Đánh trống ngực, đau tức ngực.

- Trẻ hay thấy chóng mặt, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu.

- Trẻ trông xanh xao.

- Nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh.

- Khoảng cách giữa các nhịp tim quá lâu, có cảm giác như tim ngừng đập.

- Trẻ hay đổ mồ hôi.

- Khó thở

- Khó cho bé ăn (với trẻ sơ sinh).

- Trẻ hay tỏ ra khó chịu.

Điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em

Nhiều khi, triệu chứng rối loạn nhịp tim ở trẻ em là vô hại và không cần phải điều trị, ví dụ như khi nhịp tim nhanh để đáp ứng với tình trạng sinh lý của cơ thể, trẻ vận động mạnh, khi trẻ bị sốt cao hay lúc lo lắng, giận dữ.

Tuy nhiên, nếu rối loạn nhịp xuất hiện thường xuyên, trong một thời gian dài, kể cả khi trẻ nghỉ ngơi, cha mẹ nên đưa con đi khám, có hướng điều trị phù hợp cho bệnh lý rối loạn nhịp tim. Một số phương pháp có thể được chỉ định bao gồm:

- Sử dụng thuốc: Có thể là thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc điều trị các bệnh lý nền gây rối loạn nhịp tim.

- Sử dụng thảo dược: Trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt nhạy cảm, do đó sử dụng các thuốc Tây y cần hết sức thận trọng bởi các tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp phải. Chính vì vậy, các nhà khoa học luôn nỗ lực không ngừng để tìm kiếm những giải pháp an toàn giúp ổn định nhịp tim cho trẻ.

Họ đã tìm thấy trong thảo dược khổ sâm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có khả năng ức chế giải phóng chất gây co mạch, tăng nhịp tim, ức chế kích thích quá mức của hệ thống dẫn truyền thần kinh tim, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim hiệu quả, giảm hồi hộp, trống ngực, lo lắng, mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Bởi vậy, sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ các loại thảo dược như khổ sâm được xem là lựa chọn ưu tiên trong điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ từ 7 tuổi trở lên.

- Sử dụng sóng cao tần: Dùng để triệt đốt điểm phát nhịp bất thường trong tim, áp dụng khi dùng thuốc không chữa được nhịp tim nhanh.

- Sốc điện: Áp dụng bằng cách dùng dòng điện một chiều chạy qua cơ tim để chuyển đổi nhịp tim không đều nhanh về nhịp điệu bình thường.

- Cấy ghép các thiết bị: Máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim (ICD).

- Phẫu thuật Maze: Thường để điều trị chứng rung nhĩ.

Vi Bùi H+ (Theo My.clevelandclinic)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm - Hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp

Sản phẩm dùng cho người từ 7 tuổi trở lên, bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ