Probiotics có tác dụng tới một số bệnh lý về da

Probiotics có thể giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị một số vấn đề liên quan đến da

Probiotics giúp giảm viêm và hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột ở trẻ

Hiểu lầm điển hình về probiotics của các bà mẹ

Lưu ý khi sử dụng thực phẩm bổ sung probiotics

Nên chọn sản phẩm bổ sung probiotics nào?

Theo TS. Whitney Bowe - Khoa da liễu tại Trung tâm Y tế Mount Sinai, TP. New York, Hoa Kỳ, khả năng chống viêm của probiotics có thể sẽ được áp dụng vào phương pháp điều trị mụn trứng cá trong tương lai gần. Một số nhà sản xuất mỹ phẩm trên thế giới hiện đang thử nghiệm thêm chủng hoặc chiết xuất probiotics vào các sản phẩm chăm sóc da của họ, bao gồm các sản phẩm dưỡng ẩm, sản phẩm tẩy rửa, mặt nạ, kem dưỡng da. Một số sản phẩm có thành phần probiotics đã có mặt trên thị trường.

"Tuy nhiên, nghiên cứu thêm là cần thiết để xác định loại chủng probiotics có tác dụng tốt nhất với sức khỏe làn da. Đặc biệt lưu ý, probiotics không phải là một phương pháp điều trị độc lập cho các vấn đề về da, nhưng có thể được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ để rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu quả điều trị", TS. Whitney Bowe cho biết.

TS. Whitney Bowe còn chỉ ra một số vấn đề mà da mà probiotics đã được chứng minh có tác dụng tích cực:

Mụn trứng cá: Các nghiên cứu đến từ Ý, Nga và Hàn Quốc phát hiện ra rằng, sử dụng probiotics kết hợp với các phương pháp điều trị mụn trứng cá có thể làm tăng hiệu quả điều trị mụn trứng cá và cũng giúp bệnh nhân chịu đựng tốt hơn khi điều trị mụn bằng thuốc kháng sinh. Một số chủng probiotics tìm thấy có hiệu quả trong các nghiên cứu về mụn trứng cá là Lactobacillus, L. acidophilus và B. bifudum.

Chẳng hạn như bôi sữa chua tại vùng xuất hiện mụn cho thấy, probiotics có thể giúp làm giảm vùng da tiếp tục bị tổn thương do mụn. Khi probiotics được bôi lên da, chúng sẽ hình thành một lá chắn bảo vệ ngăn ngừa vi khuẩn có hại gây mụn và viêm.

Eczema: Các nhà nghiên cứu Phần Lan sau khi phân tích dữ liệu từ đối tượng phụ nữ mang thai đã bổ sung probiotics (chứa Lactobacillus rhamnosus GG) trong 2 - 4 tuần trước khi sinh, trong thời gian cho con bú, hoặc thêm probiotics vào sữa bột cho trẻ uống trong ít nhất 6 tháng nếu mẹ không có sữa. Họ nhận thấy, bổ sung probiotics làm giảm tỷ lệ mắc bệnh eczema ở trẻ.

Rosacea: Một tình trạng viêm da gây đỏ mặt, nổi mụn đỏ trên má, mũi, cằm hoặc trán. Probiotics có thể giúp kiểm soát sự bùng phát của triệu chứng bệnh rosacea. "Chiết xuất Probiotic kết hợp với thuốc có thể làm giảm triệu chứng đỏ trên những vùng da bị tổn thương do Rosacea. Nó cũng làm thuyên giảm triệu chứng đau nhức, nóng và khô da cho bệnh nhân", TS. Whitney Bowe nói.

Chống lão hóa: Probiotics có thể được sử dụng để bảo vệ làn da khỏi những tác động của sự lão hóa. Có một số bằng chứng cho thấy probiotics có thể giúp xây dựng collagen, protein chính ảnh hưởng đến kết cấu và độ đàn hồi của da. Bổ sung probiotics cũng giúp làm làm ẩm, giảm bớt tác hại của ánh nắng mặt trời, làm mờ các đường nhăn và nếp nhăn.

Probiotics có thể được bổ sung hàng ngày từ các loại thực phẩm lên men như sữa chua, dưa muối, kim chi... hoặc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa probiotics.

M. Hiếu H+ (Theo Livescience)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp