Những điều phụ nữ bị đái tháo đường cần lưu ý trước khi mang thai

Phụ nữ bị đái tháo đường cần lập kế hoạch điều trị 6 tháng trước khi mang thai

Giảm nguy cơ ung thư vú nếu phụ nữ đái tháo đường uống aspirin liều thấp

Cách mới xét nghiệm đái tháo đường sau sinh cho phụ nữ đái tháo đường thai kỳ

Người bệnh đái tháo đường có cần uống thuốc cả đời?

Tại sao người bệnh đái tháo đường nên hiểu rõ về kháng insulin?

Nếu bạn bị đái tháo đường và dự định có con, bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu trước khi thụ thai. Việc ổn định đường huyết trong cơ thể người phụ nữ giúp đảm bảo an toàn trong thai kỳ và em bé sinh ra khỏe mạnh.

Chỉ số đường huyết lý tưởng là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết an toàn với phụ nữ mắc đái tháo đường và đang mang thai là 4.0 - 5,5 mmol/L trước khi ăn và dưới 7,0 mmol/L 2 giờ sau bữa ăn. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang mang thai, hãy trao đổi với bác sỹ để lên kế hoạch kiểm soát bệnh trong suốt thai kỳ. Cũng có một số phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai, được gọi là đái tháo đường thai kỳ.

Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé

Nếu mức đường huyết của bạn cao, việc mang thai có thể làm các vấn đề đái tháo đường trở nên trầm trọng hơn, gây ra các biến chứng ở mắt và thận. Thậm chí, trường hợp nặng có thể phát triển tiền sản giật – hội chứng liên quan đến tăng huyết áp khi mang thai. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con nếu không được phát hiện điều trị sớm.

Thai phụ bị bệnh đái tháo đường có khả năng sinh non cao, gây nguy hiểm cho thai nhi và tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh. Bé sơ sinh dễ mắc các vấn đề về hô hấp hoặc hạ đường huyết. Đồng thời, thai phụ có đường huyết cao dễ bị sảy thai hoặc thai lưu. Đây là lý do tại sao bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu trước khi thụ thai và trong suốt thai kỳ.

Phụ nữ bị đái tháo đường cần khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và em bé

Phụ nữ bị đái tháo đường chuẩn bị gì trước khi mang thai

Khi bạn dự định có con, hãy gặp bác sỹ để được tư vấn ít nhất 6 tháng trước đó. Các bác sỹ sẽ giúp bạn lập kế hoạch điều trị và quản lý bệnh đái tháo đường giúp tăng tỷ lệ thụ thai và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên về chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và dùng thuốc phù hợp. Nếu bạn đang dùng thuốc đái tháo đường dạng viên uống, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn chuyển sang dùng insulin giúp làm hạ đường huyết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải bổ sung cần thiết như folate (vitamin B9).

Tùy theo giai đoạn của thai kỳ, bác sỹ sẽ có nhưng tư vấn cụ thể, việc quan trọng là thai phụ cần tuân thủ kế hoạch điều trị và loại bỏ những thói quen xấu. Nếu bạn từng hút thuốc thì hãy dừng ngay khi mang bầu bởi khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị thai lưu hoặc sinh non. Đồng thời, thói quen này cũng làm tăng các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh đái tháo đường, bệnh về mắt, bệnh tim và bệnh thận.

Phạm Mơ H+ (Theo The Healthy Site)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp