Phân biệt táo bón cơ năng và táo bón thực thể ở trẻ em

Đau bụng có thể là triệu chứng của táo bón

Những điều cần biết về bệnh lý táo bón mạn tính ở trẻ em

Những loại thuốc nhuận tràng giúp trị táo bón vô căn ở trẻ em

Đánh bay nỗi sợ mang tên “táo bón” ở trẻ em

5 dấu hiệu cho thấy bé yêu của bạn mắc táo bón

Theo cơ chế bệnh sinh, người ta chia thành 2 loại là táo bón cơ năng và táo bón thực thể.

1.  Táo bón thực thể

Trẻ bị táo bón do tổn thương bẩm sinh ở đường ruột hoặc hệ thần kinh, khiến việc bài xuất phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Các bệnh lý thường gặp như phình đại tràng bẩm sinh, bán tắc ruột, hẹp đại tràng, bại não, suy giáp…

Trẻ có thể bị táo bón do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa

Nguyên nhân này thường gây táo bón mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm nếu trẻ không được điều trị. Ngoài táo bón, trẻ có thể gặp phải những triệu chứng như nôn ói nhiều, đau bụng âm ỉ, bụng trướng hơi, đi ngoài ra máu…

Đối với những trường hợp trẻ mới sinh đã bị táo bón, táo bón kéo dài, cơ thể phát triển kém, táo bón kèm các triệu chứng khác ở đường tiêu hóa thì có thể là do nguyên nhân thực thể. Khi đó, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

2. Táo bón cơ năng

Có đến 90 – 95% trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón cơ năng. Khi đó, trẻ bị táo bón trong thời gian ngắn rồi tự hết. Táo bón cơ năng thường không gắn với các triệu chứng khác ở đường tiêu hóa, không có tổn thương thực thể ở đường ruột và các cơ quan khác.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón cơ năng:

Dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn thiếu nước kéo dài khiến phân khô, khó bài xuất; Chế độ ăn thiếu cân bằng: Ăn quá nhiều đạm, tinh bột, thiếu chất xơ; Trẻ được cho ăn bột quá sớm hoặc bột quá đặc, thiếu nước…

Yếu tố tâm lý: Thường gặp ở những trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học, trẻ nhịn đi ngoài vì ngại với bạn bè, sợ thầy cô; nhà vệ sinh không sạch, ở xa; trẻ mải chơi. Việc nhịn đi ngoài khiến phân ở lâu trong đường ruột, bị hấp thu bớt nước làm phân khô và khó bài xuất, dần dần trẻ càng khó đi ngoài.

Nên tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước mỗi ngày

Do các nguyên nhân khác như thuốc ho chứa codein, thuốc lợi tiểu, trẻ sốt cao, ăn uống kém gây mất nước; Trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện; Trẻ có thương tổn vùng hậu môn, gây đau khi trẻ đi ngoài…

Phần lớn trẻ bị táo bón cơ năng nên có thể chăm sóc và điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ…

Tuy nhiên, nếu thấy những dấu hiệu sau, mẹ cần cho trẻ đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời:

- Trẻ bị táo bón kèm đau bụng dữ dội, đau liên tục kể cả khi không đi ngoài, quấy khóc nhiều, dỗ không nín…

- Trẻ dưới 1 tháng tuổi đi ngoài ít, 2-3 ngày/lần thì phải đi khám để loại trừ tổn thương đường ruột bẩm sinh.

- Trẻ bị táo bón kéo dài trên 2 tuần, mặc dù đã điều trị tích cực tại nhà.

- Trẻ đi ngoài ra máu hoặc đau, quấy khóc mỗi lần đi ngoài.

-  Trẻ bị táo bón tái phát nhiều đợt

Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc thụt tháo cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sỹ. Bởi lẽ, việc thụt tháo nhiều lần có thể khiến trẻ mất thói quen tự đi ngoài, ngày càng phụ thuộc vào thuốc. Về lâu dài điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. 

Để giúp trẻ tránh xa táo bón, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa an toàn và không để lại tác dụng phụ, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng chứa chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma và các thành phần thảo dược như cao huyền sâm, cao đơn kim, cao dền gai... 

Hoài Thương H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ