Nuôi con theo sách hay theo bản năng?

Không tin linh cảm của mình

Hễ quan sát con gái nhỏ bé đầu lòng mới sinh của mình, Dạ Hương không muốn rời mắt ra khỏi con, chị có thể ôm ấp và hôn hít con cả giờ đồng hồ. Tuy nhiên chị đã ngoan ngoãn chấp nhận lời thuyết phục của bà nội. Bà dạy, không bế con quá nhiều, bởi nó sẽ bịn hơi mẹ, khó nuôi. Dạ Hương đã tin lời bạn gái cảnh báo: không được phép cho con ngủ cùng với mẹ, bởi lớn lên con sẽ không thích nằm riêng, nuông chiều quá, sau này sẽ khổ…. Vậy nên chị tách con gái ra chiếc cũi nhỏ, cho dù bé khóc cạn nước mắt, run rẩy vì thất vọng và cảm giác cô đơn. Dạ Hương lã chã rơi nước mắt, cúi gập người nhìn con, mệt mỏi bế và đặt con xuống hàng trăm lần với suy nghĩ, sẽ tốt hơn khi bế con về giường mình, ôm ấp và ngủ cùng với con, nhưng bóng ma những lời khuyên và cảnh báo đã kể ám ảnh khiến người mẹ trẻ đành nuốt nước mắt, gạt bỏ ý định bế con về giường ngủ cùng.

+Lời chuyên gia: Suốt hàng ngàn năm tiến hóa ngủ bên những cá thể đã trưởng thành đối với động vật có vú mới sinh đồng nghĩa với sự an toàn sẽ lớn hơn trong trường hợp bị thú ăn thịt tấn công cũng như bảo vệ cơ thể non nớt trước gió to và lạnh giá. Trẻ cần ở gần cha mẹ - đó là nhu cầu sinh lý học và cảm giác an toàn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không bộc lộ tình cảm với con trẻ

Cũng may trường phái giáo dưỡng vô cảm đã hết thời, ngày nay người ta ngày càng nói nhiều đến sự cần thiết phải duy trì mối quan hệ gia đình mật thiết, nhấn mạnh vai trò của sự tiếp xúc về thể chất, thói quen ôm ấp, khuyến khích quấn con bằng tã lót.

Đứa trẻ chưa từng biết đến tình yêu vô điều kiện của cha mẹ, khi lớn lên sẽ không biết cách bày tỏ tình yêu với những đứa con của mình. Vì thế hãy thường xuyên khẳng định với con cái của mình, rằng chúng thật xinh đẹp, tốt bụng, thông minh và chúng ta rất yêu chúng. Bởi tự nhiên trẻ thơ sẽ cảm thấy hoàn thiện hơn và trở nên xuất sắc hơn – khi thường xuyên được nghe những ngôn từ êm ái như thế dành cho bản thân.

Coi thường tình cảm của con

Trẻ bất ngờ vấp ngã, hoảng sợ vì lỡ đánh mất gấu bông đáng yêu – cha mẹ thường vỗ về: không có chuyện gì, đừng khóc, hãy dũng cảm lên, nó chỉ là con thú nhồi bông, bố mẹ sẽ mua con khác. Trẻ cần sự hỗ trợ, hy vọng sự cảm thông, nhưng chỉ nhận được những lời vỗ về trống rỗng và lời hứa hào phóng chứng tỏ thực tế cha mẹ không hề đặt mình vào tình huống của con.

Sẽ tốt hơn khi nhẹ nhàng đặt câu hỏi: Con đau ở chỗ nào? Con sợ gì? Con tiếc, đã lỡ đánh mất gấu bông? Mẹ (bố) biết, con yêu bạn gấu bông. Hãy âu yếm ôm con vào lòng. Trẻ sẽ bình tĩnh lại nhanh hơn – khi hiểu rằng, luôn có chỗ dựa bên cạnh.

Mua đồ chơi mới, thay vì trò chuyện và cùng vui đùa

Tương tự tất cả chúng ta, trẻ cũng cần sự gần gũi với những người nó yêu mến. Hãy hình dung tình huống anh chồng liên tục mua cho vợ quà tặng, trong khi nàng khao khát tâm sự với chàng, tuy nhiên khi nàng muốn trò chuyện – chàng trao sợi dây chuyền mới và tự che mặt bằng tờ báo thể thao, còn lúc nàng thích cùng chồng sánh vai đến rạp chiếu bóng – anh chồng đưa tiền mua vé cho vợ, còn bản thân nằm nhà xem bóng đá trên tivi hoặc đi quán uống bia cùng bạn nhậu.

Người phụ nữ này sẽ cảm thấy bản thân không được yêu tương tự như đứa trẻ liên tục được cha mẹ mua tặng đồ chơi, thay vì trò chuyện và vui đùa cùng với nó. Hơn hẳn đồ chơi, trẻ có nhu cầu nô đùa với cha mẹ, trò chuyện, được cha mẹ quan tâm, nhìn vào mắt con, lắng nghe những gì con muốn nói.

+Lời chuyên gia: Trẻ được bồi đắp quá nhiều đồ chơi sẽ không thể tập trung vào bất kỳ đồ chơi nào cụ thể. Cũng nên nhớ, quà tặng – đồ chơi là sự động viên tích cực, là phần thưởng. Sử dụng quà tăng đồng thời phải lưu ý, để đồ chơi không thay thế những lời ấm áp và sự gần gũi.

Trẻ thơ thực sự cần sự quan tâm và thời gian bố mẹ sinh họat với chúng nhiều hơn đồ chơi mới.

Không đặt ra giới hạn rõ ràng

Trẻ không được phép tự do thoải mái hoàn toàn và chỉ làm những gì bản thân ưa thích. Năng lực đặt ra giới hạn là nghệ thuật không dễ, tuy nhiên các bậc cha mẹ cần làm chủ nó nhanh nhất có thể - trẻ chờ đợi, cha mẹ chỉ dẫn rõ ràng, cái gì là tốt, cái gì – xấu.

+Lời chuyên gia: Trẻ không chào đời với những hệ thống giá trị đã được xác định. Sự thấu hiểu, đồng cảm, năng lực phân biệt cái tốt và cái xấu là kết quả sự phát triển liên tục của con trẻ. Đối với con thơ an toàn là thế giới mọi thứ đã rõ ràng, bởi con khó định hình trong số lượng khổng lồ những yếu tố kích thích chảy đến từ mọi hướng.

Đòi hỏi sự vâng lời tuyệt đối, trừng phạt mọi biểu hiện tự lập của con thơ

Bé Nguyệt Minh liên tục nghe mệnh lệnh: không được phép động chạm những hòn sỏi bẩn, không được ngồi trên đống cát ướt, không được nghịch cuộn giấy vệ sinh, không trèo lên ghế, không được ngậm thìa…Bố mẹ trừng phạt và la hét, khi bé vi phạm lệnh cấm bất kỳ.

Bố mẹ cần xem xét, liệu tất cả lệnh cấm đều có lý. Bởi cấm càng nhiều thứ, trẻ càng ít quan tâm đến chúng. Có thể tốt hơn nên xác định những lệnh cấm đối với những hành vi thật sự nguy hiểm và bỏ qua toàn bộ hành vi còn lại? Rửa tay sau khi nghịch sỏi đá, cho phép con ăn bằng tay?

+Lời chuyên gia: Trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình, nơi không được phép làm bất cứ việc gì, sẽ không có cơ hội đích thực khám phá thế giới. Xúc giác là tri giác rất quan trọng, mà đôi khi chúng ta có thể bỏ quên. Việc động chạm những đồ vật với những tạo dáng, chất liệu khác nhau chính là phương thức kích thích phát triển tuyệt vời. Trò chơi với những viên sỏi, đống cát ướt và vê giấy vệ sinh thành những hòn bi nhỏ xíu cũng kích hoạt tri giác hiệu quả không thua kém những đồ chơi bằng nhựa mầu sắc sặc sỡ và đắt tiền bày bán trong các siêu thị.

So sánh trẻ em

Bé Hoa lên ba tuổi, khi mẹ sinh em gái Trà My. Mẹ dẫn dắt con gái lớn giúp mẹ chăm sóc em bé, thường xuyên khen chị và kể với khách của gia đình, bé Hoa khéo tay thế nào khi quấn tã lót cho em và cho em bé Trà My ti chai. Vài năm sau bé Hoa tỏ ra ngoan hơn, đĩnh đạc, học gỏi hơn, vậy nên bé Trà My liên tục được nghe những lời khen chị gái đại loại: hãy xem, chị con đáng yêu thế nào, chữ viết đẹp và học giỏi nhất lớp, hãy học tấm gương của chị! Bé Hoa hãnh diện phổng mũi, còn bé Trà My ngày càng tủi thân vì chị gái lý tưởng và âm thầm chống lại chị.

+Lời chuyên gia: Sống giữa con người với nhau chúng ta không thể né tránh bị so sánh. Tuy nhiên hãy tỉnh táo xem xét, chúng ta sẽ nhận được gì khi so sánh đứa trẻ với anh (em, chị) ruột? Nỗ lực tạo động cơ như thế sẽ lợi bất cập hại. Liệu bạn có thích thú, khi sếp tại công sở so sánh bản thân với những đồng nghiệp khác theo cách như vậy?

Tiền hậu bất nhất

Khi bé Tôm xin mẹ cái kẹo trước bữa ăn, mẹ từ chối KHÔNG ĐƯỢC. Mẹ lại từ chối – khi bé xin lần thứ hai. Tuy nhiên khi bé Tôm lăn ra sàn nhà và bắt đầu la hét, mẹ lập tức cho bé ăn kẹo, để yên chuyện. Có nhiều lý do các bậc cha mẹ dùng để lý giải thái độ tiền hậu bất nhất của mình trong ứng xử với con cái, thí dụ khi trẻ đòi cái gì đó trong siêu thị, bố mẹ thà chịu khuất phục thay vì trở thành mục tiêu đàm tiếu của đám đông.

+Lời chuyên gia: Sự nhất quán trong nuôi dưỡng mang lại kết quả lạc quan. Các bậc cha mẹ buộc phải thực hiện nghiêm túc những chuẩn mực do bản thân xác định và đối xử với con cái với sự tôn trọng và tế nhị, mà bản thân đòi hỏi. Những gì chúng ta và con trẻ cảm thấy quan trọng hơn đánh giá của đám đông tình cờ gặp trong siêu thị. Đừng cho phép, để tâm lý e ngại những lời bình luận của đám đông xa lạ xóa sạch phương pháp nuôi dưỡng trước đó đã được chúng ta xác lập.

Sử dụng bạo lực

Câu nói “thời nhỏ tôi thường xuyên bị bố đánh và đã trưởng thành như ngày hôm nay” là lý lẽ khá phổ biến vẫn được các bậc cha mẹ lý giải cho hành vi sử dụng hình phạt thể xác đối với con cái.

+Lời chuyên gia: Hành động đánh đập con cái không phải là phương pháp giáo dục, chỉ là nỗ lực giải tỏa sự hung hãn đổ lên tấm thân đứa trẻ yếu ớt, không có khả năng tự vệ. Sử dụng bạo lực là hành động tàn nhẫn, mang lại cho nạn nhân cảm giác tủi nhục, còn sự ngoan ngoãn đạt được chỉ là sự thuần phục vì sợ hãi.

Không xác định cho con nghĩa vụ việc nhà

Tất cả thành viên trong gia đình đều có quyền và nghĩa vụ, con cái cũng vậy. Ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ cần phải làm quen với một số nhiệm vụ cụ thể: thu dọn đồ chơi của mình, giúp đỡ cha mẹ làm những việc vặt. Bẩm sinh trẻ sẵn sàng tham gia thực hiện công việc đối với chúng là cơ hội giải trí bắt chước người lớn, chỉ có điều: cần giải thích cặn kẽ, chúng có thể làm việc gì. Hãy nhớ về những việc cụ thể! Thay vì ra lệnh: “Thu dọn ngay phòng này!”, hãy cặn kẽ nhắc con: “Con xếp những cục Lego vào hộp giấy, đặt ô tô, đầu máy xe lửa…lên giá sách”.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ