4 loại thực phẩm bạn không nên hâm nóng trước khi ăn

Một số loại thực phẩm sẽ mất giá trị dinh dưỡng, thậm chí trở nên độc hại nếu hâm nóng

Có nên hâm nóng sữa của bé bằng lò vi sóng?

7 món ăn tuyệt đối không nên hâm nóng

Dùng lò vi sóng có thể khiến bạn bị ung thư, bệnh tim, mù mắt?

Những thực phẩm tuyệt đôi không cho vào vò vi sóng

Các loại rau, củ hàm lượng nitrat cao

Các loại rau, củ như rau chân vịt, cải xoăn, cà rốt, khoai tây… chứa hàm lượng nitrat cao có thể bị biến đổi thành chất nitrosamine gây ung thư khi kết hợp với các gốc amin tự do (trong thịt) và xử lý ở nhiệt độ quá cao.

Chính vì vậy, bạn không nên hâm nóng lại các món rau, củ trong lò vi sóng vì chúng có thể hình thành chất độc hại, đầu độc cơ thể. Tốt nhất các loại rau, củ có hàm lượng nitrat cao nên được tiêu thụ khi còn tươi, nấu và ăn trong một bữa.

Các loại rau, củ chứa nhiều nitrat có thể hình thành chất gây ung thư nếu được hâm nóng ở nhiệt độ cao.

Các món thịt

Khi sử dụng lò vi sóng hoặc lò nướng để làm nóng thịt, các loại thịt có thể được làm nóng không đều. Một số phần protein có thể bị phá vỡ nhanh hơn những khu vực khác, dẫn đến một số rối loạn ở dạ dày.

Các loại thịt làm nóng bằng lò vi sóng, lò nướng có thể gây rối loạn dạ dày nếu không được làm nóng đồng đều.

Nếu bạn vẫn muốn hâm nóng các món thịt, hãy cắt thịt thành những phần nhỏ để chúng có thể được làm nóng đồng đều hơn. Bạn cũng có thể đảo, lật các miếng thịt để đảm bảo món ăn được hâm nóng hoàn toàn. Kiểm tra kĩ phần giữa miếng thịt đã được làm nóng trước khi ăn.

Cơm

Nếu không được bảo quản đúng cách hoặc để lâu trong nhiệt độ phòng, cơm có thể là một môi trường sinh sôi hoàn hảo cho các loại vi khuẩn và virus. Hâm nóng lại cơm trong lò vi sóng cũng không loại bỏ được các loại vi khuẩn, virus này.

Điều tương tự cũng xảy ra với món khoai tây. Tốt hơn hết, nếu không ăn hết, bạn nên loại bỏ các thực phẩm này.

Các thực phẩm giàu protein

Các loại thực phẩm giàu protein như nấm và trứng nên được ăn ngay sau khi chế biến. Nếu để lâu, protein trong thực phẩm sẽ dần bị giảm giá trị, thậm chí gây khó chịu cho dạ dày khi tiêu hóa thức ăn.

Nếu bạn không muốn loại bỏ các thực phẩm này, hãy thử kết hợp chúng thành món salad, bảo quản trong tủ lạnh và ăn khi còn lạnh vào ngày hôm sau.

Một vài mẹo khi hâm nóng thức ăn: 
1. Nếu bạn nấu nhiều, hãy lấy lượng thực phẩm vừa đủ và bảo quản phần còn lại nguyên vẹn trong nồi/chảo cho tới khi hâm lại trong bữa ăn tiếp theo.
2. Các món hầm, mì ống, các món ăn có nước thích hợp để hâm nóng trong lò vi sóng. Những thực phẩm khô như bánh mì hoặc thực phẩm chiên nên được làm nóng trong lò nướng để giữ nguyên độ giòn.
3. Nếu bạn lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh và muốn hâm nóng chúng vào ngày hôm sau, tốt nhất nên bảo quản thực phẩm trong hộp kín để ngăn chặn thực phẩm mất đi độ ẩm.
4. Khi hâm nóng thực phẩm bằng lò vi sóng, hãy dừng lại một vài lần để khuấy, đảo món ăn, giúp chúng được làm nóng đồng đều hơn, tránh việc bên ngoài đã nóng mà ở giữa vẫn lạnh.
5. Muốn hâm nóng pizza? Hãy đặt miếng pizza vào chảo, bật lửa vừa. Đậy nắp một vài phút để làm tan chảy lớp pho mát ở trên, sau đó mở vung và để trên bếp đến khi lớp vỏ giòn là được.
Vi Bùi H+ (Theo Thefinder)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng