Những sai lầm cần tránh khi trữ đông thực phẩm trong mùa dịch

Trữ đông thực phẩm đúng cách giúp duy trì dinh dưỡng của thực phẩm

Một vài mẹo chế biến thực phẩm giúp dễ tiêu, tăng cường sức khỏe

Nên ăn gì để giảm tác dụng phụ sau tiêm vaccine phòng COVID-19?

Người bị viêm nướu nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Những thực phẩm ít calo hỗ trợ giảm cân an toàn

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài, chính vì thế không ít người mua nhiều thực phẩm cho vào trong tủ đông để dùng dần. Tuy nhiên, việc trữ đông thực phẩm không đúng cách sẽ làm mất làm đi lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm. Dưới đây là những sai lầm thường cần tránh khi trữ đông để tránh làm giảm chất lượng thực phẩm:

Không bọc kín thực phẩm khi trữ đông

Bọc kín trước khi trữ đông để đảm bảo chất lượng thực phẩm

Nếu không bọc kín thực phẩm khi trữ đông, không khí sẽ tràn vào làm đẩy nhanh tốc độ hư hỏng, ôi thiu. Bọc kín bằng hộp nhữa hoặc túi zip không chỉ giúp giữ được độ tươi ngon của thịt cá mà còn hạn chế lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, bọc kín sẽ giúp miếng thịt không bị đá bám vào cũng như không làm cho thịt bị đông quá cứng và làm mất mùi vị hay màu sắc của thịt.

Trữ đông những thực phẩm không nên đông lạnh

Trữ đông có thể là một phương pháp tuyệt vời để giúp kéo dài thời hạn sử dụng của nhiều thực phẩm. Tuy nhiên, có một số thực phẩm không nên đông lạnh nhưng nhiều người vẫn thường cho vào tủ đông. Các sản phẩm như sữa, phô mai,… chúng ta không nên đông lạnh vì chúng có thể mất đi một số lợi khuẩn hoặc chất dinh dưỡng, thậm chí hương vị của chúng sẽ bị ảnh hưởng.

Tái trữ đông thực phẩm đã rã đông

Tái đông thực phẩm sẽ thúc đẩy vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn

Một sai lầm khác chúng ta thường gặp phải là tái đông thịt đã rã đông. Ở nhiệt độ phòng, thịt sau khi được rã đông sẽ bị vi khuẩn bám lên bề mặt. Miếng thịt lúc này sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng và phát triển mạnh. Do đó, nếu bạn tiếp tục cất miếng thịt không dùng hết vào ngăn đá sẽ thúc đẩy vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn, làm miếng thịt bị nhiễm khuẩn và gây bệnh. Ngoài ra, chất dinh dưỡng có trong thịt sẽ giảm đi nếu chúng ta tái đông thịt đã rã đông.

Cách tốt nhất là bạn nên chia thịt thành từng miếng nhỏ đủ dùng cho một lần, tránh sử dụng không hết lại mang đi đông đá nhiều lần, rất có hại cho sức khỏe.

Trữ đông thực phẩm quá lâu

Trữ đông có thể kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, nhưng không có nghĩa thực phẩm có thể để được quá lâu. Vì trữ đông thực phẩm quá lâu các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ mất dần, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu. Hãy tạo thói quen thường xuyên kiểm tra tủ lạnh của mình, tránh để thực phẩm quá lâu dễ làm biến đổi hàm lượng chất dinh dưỡng và gây bệnh.

Không chia phần thực phẩm

Chia nhỏ thực phẩm giúp quá trình đông lạnh và rã đông dễ dàng hơn

Phân chia thực phẩm thành những phần nhỏ trước khi đông lạnh sẽ giúp quá trình rã đông dễ dàng hơn. Bằng cách này, chúng ta sẽ không phải rã đông nhiều hơn mức chúng ta sử dụng. Thịt mất nhiều thời gian để rã đông, vì vậy miếng thịt đông lạnh càng lớn thì càng mất nhiều thời gian để rã đông.

Đặt thức ăn nóng trực tiếp trong tủ đông

Chúng ta nên để thức ăn ở nhiệt độ phòng trước khi đông lạnh. Nếu đặt thức ăn nóng trực tiếp vào tủ đông sẽ làm giảm chất lượng của món ăn. Ngoài ra, nếu đặt thức ăn nóng trực tiếp vào tủ đông đã vô tình làm ảnh hưởng những thực phẩm đông lạnh khác khi tiếp xúc với chúng.

Nguyễn An H+ (Theo Eatthis)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp