Những nguyên nhân gây ngộ độc thuốc ở trẻ em

Phần lớn trẻ bị ngộ độc thuốc là do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn

Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thuốc và các nguyên tắc sơ cứu cần phải biết

9 điều Không, 4 điều Nên làm để phòng tránh ngộ độc thuốc ở trẻ

Trẻ ngộ độc vì thuốc nhỏ mũi

Tránh ngộ độc thuốc do 
quá liều

Xử trí khi bị ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol

Ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy, có nhiều trường hợp trẻ em phải cấp cứu, thậm chí tử vong do ngộ độc các loại thuốc thông thường như: Thuốc ho, thuốc an thần, thuốc trị sổ mũi, thuốc chống nôn, thuốc kháng histamin chống dị ứng… Ngay cả thuốc nhỏ mũi cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ. Đáng buồn là, phần lớn trẻ bị ngộ độc thuốc là do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn.

Nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc, tăng liều lượng mong con sớm khỏi bệnh có thể khiến trẻ bị ngộ độc thuốc

Những nguyên nhân thường gặp gây ngộ độc thuốc ở trẻ em

- Ngộ độc không cố ý: Trẻ nhỏ bị ngộ độc thuốc đôi khi do người lớn bất cẩn để thuốc trong các hộp đựng bánh, kẹo (nhất là những loại thuốc có màu xanh, đỏ) làm trẻ nhỏ lầm tưởng là thức ăn hay kẹo nên bỏ vào miệng ăn, làm tăng nguy cơ ngộ độc.

- Tự ý sử dụng thuốc: Người nhà tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sỹ cũng có thể gây ngộ độc thuốc.

- Cho trẻ uống thuốc quá liều:  Liều thuốc của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng hoặc có chỉ định riêng của bác sỹ điều trị. Nếu cha mẹ cho trẻ uống thuốc không đúng liều, nóng vội muốn trẻ mau chóng hết bệnh nên tăng liều lượng thuốc cho trẻ cũng dễ dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, dụng cụ đong/chia liều thuốc cho trẻ cũng rất quan trọng. Nếu không dùng đúng dụng cụ đong thuốc, chia thuốc cũng dễ dẫn đến ngộ độc do đong sai liều lượng thuốc.

- Cho trẻ uống thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ: Có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc do một số phụ huynh thấy con biếng ăn thường xuyên, người gầy ốm nên khi nghe bất cứ ai mách bảo có những loại thuốc giúp trẻ ham ăn chóng lớn đều tìm mua cho trẻ uống, không cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Ngộ độc thuốc do tự tử: Ở lứa tuổi lớn hơn, khoảng tầm 10 - 17 tuổi, tâm sinh lý của trẻ đang có nhiều thay đổi nên trẻ rất nhạy cảm với những xung đột trong cuộc sống như trẻ bị cha mẹ hoặc thầy cô chê bai hoặc chỉ trích vì học hành sút kém. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc do tự tử ở trẻ được cấp cứu tại bệnh viện là do buồn chuyện gia đình, do bị điểm kém hay bị cha mẹ, thầy cô la mắng.

Theo các bác sỹ, phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc như: Trẻ kêu đau bụng nhiều, trẻ buồn nôn, nôn ói nhiều, mẩn ngứa, tiêu chảy... hay nặng hơn như: Khó thở, co giật, thở nhanh, tím môi. Nếu có thể, gia đình nên đem theo thuốc, bao bì hoặc đơn thuốc đã dùng đến cho bác sỹ điều trị ngộ độc tại bệnh viện để nhanh chóng tìm ra thuốc giải độc.

Nguyên Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ