Những ai không nên ăn cá?

Cá có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể thế nhưng không phải ai cũng nên ăn cá

Cách dùng muối Epsom để giảm đau do bệnh gout

Chỉ số acid uric là 400µmol/l có dễ dẫn đến bệnh gout?

Bệnh lao và những điều không phải ai cũng biết

Đọc ngay nếu bị dị ứng tôm cua

Người mắc bệnh Gout

Người mắc bệnh Goutbệnh của rối loạn chuyển hoá chất đạm, thường được bác sỹ khuyên phải loại bỏ các loại thực phẩm giàu đạm chứa hàm lượng purine cao ra khỏi thực đơn hàng ngày, trong đó có cá và các loại hải sản. Người bị bệnh này tuyệt đối không được ăn cá mòi, cá cơm và trứng cá vì đây là những loại thực phẩm có hàm lượng purine rất cao.

Người bị bệnh gout không nên ăn quá nhiều cá

Người bị lao

Người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, bởi dễ gặp những phản ứng như buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết... Nặng hơn người bệnh có thể bị tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậm chí là xuất huyết não.

Người mắc bệnh rối loạn chảy máu/ Máu khó đông

Khi mắc bệnh này, cơ thể người bệnh khó sản xuất yếu tố đông máu. Trong khi đó, các loại cá đặc biệt là cá biển chứa hàm lượng EPA cao - chất rất tốt đối với việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch nhưng lại gây cản trở trong việc cầm máu.

Người bị máu khó đông nếu ăn nhiều cá có thể nguy hiểm đến tính mạng

Người bệnh rối loạn chảy máu hoặc máu khó đông nếu ăn nhiều cá có thể khiến bệnh thêm trầm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy khi ăn cá cần được sự tư vấn và hướng dẫn của bác sỹ về lượng cá được phép ăn. 

Người đang sử dụng thuốc ho

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển, để tránh bị dị ứng với các biểu hiện: Nổi mẩn đỏ trên da, sung huyết giác mạc, chóng mặt, tim đập nhanh… Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.

Người bị ho lâu ngày không nên ăn cá

Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, hạ huyết áp, trị bệnh parkinson, chống trầm cảm, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine. Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc trên, bạn nên tránh ăn cá.

Người bị bệnh gan, thận

Người mắc bệnh này thì chức năng hoạt động của gan, thận khá yếu. Trong khi đó, cá có hàm lượng protein khá cao, dung nạp quá nhiều cá sẽ khiến lượng protein trong cơ thể tăng cao dẫn đến tăng thêm “khối lượng công việc” cho cơ quan gan và thận. Từ đó, gan và thận sẽ bị suy yếu khiến bệnh thêm trầm trọng và nguy hiểm.

Người bị bệnh thận không nên ăn quá nhiều cá

Người dị ứng với hải sản

Có một số người sau khi ăn hải sản thường bị dị ứng, có thể bị đau bụng tiêu chảy, ngứa ngáy, hoặc nặng hơn là nổi mề đay, có cảm giác ngột ngạt, khó thở. Đặc biệt, những người đã từng bị dị ứng da do ăn hải sản nên thận trọng khi ăn cá để tránh việc dị ứng này lặp lại.

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng sinh sản

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đàn ông bị suy giảm khả năng sinh sản một phần nguyên nhân do lượng thuỷ ngân tích trong cơ thể cao hơn. Có nhiều loại cá chứa lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá thu to, cá ngừ… Khi thủy ngân xâm nhập vào cơ thể, kết hợp với các tế bào hồng cầu trong máu sẽ cản trở chức năng của các tế bào sinh sản.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp