Những lầm tưởng về uống nước mà nhiều người thường gặp

Bạn đã biết uống nước đúng cách?

Infographic: Bạn cần uống bao nhiêu nước 1 ngày?

Infographic: Làm thế nào để biết cơ thể bạn đang mất nước?

Bạn có thể uống nước cất an toàn không?

Các loại rau mọng nước cực tốt trong mùa Hè

Cung cấp nước cho cơ thể là một việc làm vô cùng quan trọng, vì nó giúp:

- Giúp tim bơm máu dễ dàng hơn thông qua các mạch máu đến các cơ.

- Giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả.

- Giữ cơ thể ở nhiệt độ bình thường.

- Bôi trơn các nệm khớp.

- Bảo vệ tủy sống và các mô khác.

- Giúp loại bỏ các chất thải thông qua đi tiểu, ra mồ hôi...

Điểm mấu chốt là, nếu không có đủ nước, cơ thể sẽ mất nước và gây ra rất nhiều rắc rối cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc bổ sung nước cho cơ thể đang bị rất nhiều người hiểu lầm và thực hiện sai cách.

Dưới đây là một số lầm tưởng về việc giữ nước cho cơ thể mà nhiều người thường gặp phải:

Lầm tưởng: Chỉ có uống nước mới giúp cơ thể giữ nước.

Thực tế: Theo Viện Y học Hoa Kỳ, khoảng 80% tổng lượng nước của mỗi người được nhận từ các loại đồ uống (nước lọc, sữa, cà phê, trà…) và 20% có nguồn gốc từ thực phẩm. Các thực phẩm có chứa lượng nước cao như: Dưa hấu, các loại rau cải, cà chua, cần tây… Bạn cũng có thể có thêm lượng nước từ soup, canh và nước trái cây.

Lầm tưởng: Ai cũng cần phải uống 8 cốc nước mỗi ngày.

Thực tế: Mỗi người khác nhau cần lượng nước khác nhau để giữ nước cho cơ thể. Tất cả còn phụ thuộc vào mức độ ra mồ hôi, nhiệt độ môi trường sống và mức độ hoạt động của mỗi người. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng nước mà mỗi người cần tiêu thụ là một số bệnh trạng nhất định như đái tháo đường hoặc bệnh tim.

Mặc dù không có khuyến cáo chính xác tuyệt đối về lượng nước mà mỗi người cần phải nạp vào cơ thể, có một nguyên tắc chung là: Uống nước khi bạn cảm thấy khát. Đối với hầu hết mọi người, chỉ cần làm như thế cũng đủ tránh mất nước. Tuy nhiên, bạn hãy tránh xa đồ uống có vị ngọt vì chúng có thể có quá nhiều calorie.

Một cách khác có thể giúp bạn ước tính bản thân đã uống đủ nước hay chưa là dựa vào màu nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu nhạt hoặc hơi vàng thì cơ thể đang giữ nước tốt; Nước tiểu có màu đậm có thể chỉ ra rằng cơ thể đang thiếu nước.

Lầm tưởng: Càng uống nhiều nước càng tốt.

Sự thật: Uống quá nhiều nước có thể gây: Đổ mồ hôi quá mức, mất ngủ, ngộ độc nước, làm sưng các tế bào, hạ kali máu, chuột rút, hại tim, hại thận...

Bạn có thể nhận biết cơ thể đang thừa nước nhờ một số các dấu hiệu như: Nhức đầu cả ngày, luôn cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu quá nhiều, nước tiểu trong suốt...

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp