Những điều người chồng nên làm để giúp vợ "vượt cạn" thành công

Người chồng nắm tay vợ khi sinh có thể giúp vợ giảm đau đáng kể

Mách mẹ sinh thường cách thở và rặn khi vượt cạn

Phận đời bất hạnh của người phụ nữ một mình vượt cạn hai lần

Khoảnh khắc sinh con được truyền trực tiếp lên Facebook

5 điều mẹ bầu không mong muốn lúc vượt cạn

Bí quyết vượt cạn: Đừng hét, hãy thở!

Liên hệ với bệnh viện

Việc đầu tiên các ông chồng có thể làm giúp vợ là tìm hiểu và chọn cho vợ một bệnh viện để sinh nở an toàn. Trước ngày dự sinh 1 tuần, bạn phải liên lạc lại với bệnh viện và bác sỹ để đảm bảo không có bất trắc gì xảy ra. 

Dự liệu khoảng thời gian từ nhà đến bệnh viện, thời điểm kẹt xe… Rồi tuần tự những việc phải làm khi đưa vợ đến bệnh viện, tránh việc “nhớ cái này lại quên cái kia”, đồ dùng chuẩn bị cho bà đẻ phải sắp gọn gàng, để theo thứ tự.

Tự chăm sóc bản thân

Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm. Để có thể ở bên cạnh hỗ trợ vợ lúc sinh nở, bạn cần phải tỉnh táo, bình tĩnh và đủ sức khỏe. Hãy ăn uống đầy đủ để duy trì năng lượng, uống nước thường xuyên (và cũng nhớ cho vợ uống đủ nước). Tìm cách nghỉ ngơi khi có thể để chuẩn bị cho một chặng đường dài sau khi con ra đời.

Động viên, an ủi, massage cho vợ

Ngày vợ vào phòng sinh là khoảng thời gian các ông bố nín thở để chờ tiếng khóc chào đời của bé. Nhưng thời gian chuyển dạ của cô ấy có thể kéo dài vài tiếng, thậm chí cả vài ngày. Để vợ thư giãn, giảm cơn đau, chồng có thể giúp vợ lau mồ hôi, vỗ về, nắm tay, kể một số câu chuyện thư giãn, massage những vùng vợ bị mỏi...

Nhắc cô ấy uống nước và đi tiểu

Trong quá trình chuyển dạ không phải lúc nào cô ấy cũng nhận thấy những thay đổi nhỏ trong cơ thể. Hãy khuyến khích cô ấy uống một ngụm nước sau mỗi cơn co và đi tiểu mỗi giờ bởi bổ sung đủ nước sẽ góp phần làm giảm đau do các cơn co thắt. Theo dõi dấu hiệu mất nước như khô môi.

Chú ý đến sự thay đổi nhiệt độ cơ thể của vợ

Nếu cô ấy đổ mồ hôi, hãy cho cô ấy uống gì đó hoặc thay quần áo. Nếu cô ấy lạnh, hãy đắp cho cô ấy một chiếc chăn mỏng hoặc mặc thêm quần áo hoặc massage giúp cô ấy thư giãn và làm ấm cơ thể. 

Đừng nói cô ấy phải làm gì

Một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình sinh nở là các ông chồng nên để cho người mẹ đóng vai trò chính. Bạn có thể đưa ra những đề xuất nhưng đừng cố ép cô ấy phải làm bất cứ điều gì cô ấy không muốn.

Đừng quên ghi lại khoảnh khắc thiên thần nhỏ chào đời

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, việc ghi lại hành trình vượt cạn của vợ dường như đã trở thành một việc quá quen thuộc và đơn giản. Sau những đau đớn, vất vả mà người vợ phải trải qua, rồi cũng đến lúc thiên thần nhỏ của bạn cất tiếng khóc chào đời. Ở thời điểm này, bạn có thể dùng điện thoại hoặc máy quay phim để ghi lại những khoảnh khắc thiêng liêng tuyệt vời này. Tuy nhiên, đừng vì mải ghi hình mà bỏ lỡ cơ hội tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc với vợ và thiên thần nhỏ của bạn.

Cảm ơn và dành cho vợ một nụ hôn nhẹ

Khi được y tá trao em bé cho, bạn hãy nhớ rằng để có được thiên thần nhỏ này đó là sự nỗ lực rất lớn của người vợ sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Vì thế, đừng “ham” con quá mà quên đi người mẹ. Lúc này, hãy nhẹ nhàng đến bên vợ và nói lời cảm ơn, hoặc dành tặng cho cô ấy những lời nói yêu thương ngọt ngào kèm tặng nụ hôn nhẹ lên trán. Với những cử chỉ dù nhỏ nhặt thôi nhưng cũng có thể khiến vợ hạnh phúc và cảm động vô cùng.

Nguyên Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp