Căn bệnh dễ khiến trẻ tử vong nhưng mẹ không để ý

Dấu hiệu của nhiễm trùng huyết thường là sốt cao

Loét lưng, suýt nhiễm trùng huyết vì giác hơi

Nhiễm trùng máu là gì?

Bệnh nhi nhiễm trùng máu nặng vì nhầm bệnh Whitmore là quai bị

Thể dục quá độ có thể bị nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra ở mọi trẻ em

Nhiễm trùng huyết có thể gặp ở mọi trẻ em, nhất là những trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, các ổ áp xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ… Nguyên nhân của căn bệnh này thường do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae , E.coli, Klebsiella, Pseudomonas…

Trẻ bị nhiễm trùng huyết thường có các biểu hiện sau: Sốt cao, nhịp tim nhanh, thở nhanh, trẻ đi tiểu nhiều (nhiễm khuẩn đường tiết niệu), tiêu chảy ra máu (nhiễm khuẩn đường ruột). Nhiễm trùng máu thường gặp nhiều ở trẻ chưa được tiêm chủng, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh…

Trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng huyết hơn so với trẻ sinh đủ tháng

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng huyết:

- Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng huyết có thể là do khi mang thai, mẹ mắc các bệnh như rubella, nhiễm trùng đường tiết niệu… Những vi khuẩn này sẽ gây bệnh thông qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến máu của trẻ.

- Nhiễm trùng huyết sau khi sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu… Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng do cuống rốn của bé không được chăm sóc kỹ càng.  

Trẻ có thể bị nhiễm trùng huyết do cha mẹ vệ sinh rốn sai cách

Nhiễm trùng huyết gây biến chứng nguy hiểm

Nhiễm trùng huyết thường gây ra hiện tượng tăng đông máu ở trẻ. Lúc này chất Fibrinogen trong máu sẽ được chuyển thành fibrin, tạo nên các cục máu đông trong máu. Những cục máu đông này sẽ làm giảm khả năng máu lưu thông. Chưa kể, nó sẽ làm bít tắc mạch máu làm tổn thương nặng nề nhiều cơ quan trong cơ thể. Tình trạng trên có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nếu bị nhồi máu phổi, máu não, thiếu máu cơ tim

Bên cạnh biến chứng tăng đông máu, trẻ bị nhiễm trùng máu còn phải đối mặt với nguy cơ suy đa tạng. Đây là biến chứng rất nặng, khi trẻ bị suy đa tạng, trẻ phải được điều trị tích cực, lọc máu liên tục thay thế các chức năng của gan, thận đang bị suy giảm nghiêm trọng, bệnh nhân thường phải thở máy.

Trẻ bị nhiễm khuẩn huyết thường phải thở máy

Phòng và điều trị nhiễm trùng huyết thế nào?

Nhiễm trùng huyết là bệnh lý rất nặng do vậy cùng với việc sử dụng kháng sinh đặc hiệu đối với các loại vi khuẩn gây bệnh thì cần phải dùng các thuốc vận mạch, nhanh chóng khôi phục thể tích tuần hoàn cho những bệnh nhi bị sốc.

Nhiễm trùng huyết thường bắt đầu từ một ổ viêm nhiễm cụ thể trên cơ thể bệnh nhân, do vậy, để phòng bệnh cần phải điều trị dứt điểm các ổ viêm nhiễm này. Chỉ cần một ổ viêm trên da cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn. Những trẻ đang bị viêm phổi, tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa càng đặc biệt theo dõi sát những diễn biến của bệnh, cho trẻ ăn thức ăn mềm, đầy đủ dinh dưỡng. Các trường hợp này cần có sự theo dõi của các bác sỹ chuyên khoa nhi để phát hiện kịp thời những biến chứng. Để phòng bệnh nhiễm khuẩn huyết tốt hơn, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các bệnh đã có vaccine phòng ngừa.

Phát hiện sớm nhiễm trùng huyết ở trẻ:

Trong trường hợp bé bị vàng da, trong mắt có mủ, rốn bị ửng đỏ, chảy mủ, da xuất hiện các mụn mủ thì nên đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay. Nếu là nhiễm trùng huyết, bác sỹ sẽ có hướng điều trị kịp thời.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ