Cảnh báo nguy cơ đột quỵ tăng cao khi trời trở lạnh

Nhiệt độ lạnh có thể khiến nhịp tim và huyết áp tăng, dẫn đến nguy cơ đột quỵ

6 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ nguy hiểm sắp xảy ra

5 dấu hiệu sớm của đột quỵ xuất huyết não

Cách phòng ngừa đột quỵ cho người huyết áp cao

Cẩn trọng với nguy cơ bị đột quỵ ở những người mắc bệnh thiếu máu não

Tăng nguy cơ đột quỵ khi thay đổi thời tiết

Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những quốc gia có mùa Đông, số ca đột quỵ tăng cao vào những tháng trời lạnh. Việt Nam trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết mùa Đông thay đổi thất thường có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt, ở người có mắc các bệnh về tim mạch, nguy cơ đột quỵ não có thể gia tăng đến 15% khi thời tiết trở lạnh.

Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não, xuất huyết não) xảy ra khi dòng máu cung cấp cho một phần của não bộ đột nhiên bị chặn lại, hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn vào những khoảng không xung quanh các tế bào não. Các bác sĩ cho rằng sự co giãn mạch quá mức khi thời tiết đột ngột thay đổi có thể gây đứt, vỡ mạch máu não dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ. Nhiệt độ lạnh cũng có thể khiến nhịp tim tăng lên, làm tăng huyết áp, bắt trái tim của bạn làm việc vất vả hơn.

Người già cần cẩn thận với nguy cơ đột quỵ khi rời giường vào sáng sớm

Các khảo sát trên thế giới đã chứng minh, khoảng thời gian có tỷ lệ người đột quỵ nhiều nhất trong ngày là 4-5h sáng. Người có nguy cơ đột quỵ cao như người già hay người bị xơ vữa động mạch, chỉ cần một luồng gió lạnh đột ngột vào sáng sớm cũng có thể gây tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột còn là cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công cơ thể, gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm. Mùa Đông cũng là thời điểm người bệnh không thường xuyên vận động ngoài trời để tiếp xúc với ánh nắng.

Phòng ngừa đột quỵ trong thời tiết lạnh

Đối tượng có nguy cơ đột quỵ, tai biến cao trong mùa lạnh là người mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành. Do đó, khi trời trở lạnh, người bệnh cần phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt:

Giữ ấm cơ thể

Vào mùa đông, người bệnh nên ngủ trong phòng kín gió, đủ ấm. Buổi sáng thức dậy không nên ra khỏi chăn và xuống giường quá đột ngột, cần có vài động tác thể dục để cơ thể thích ứng với điều kiện bên ngoài.

Duy trì lối sống lành mạnh

Tập thể dục đều đặn giúp dự phòng đột quỵ trong mùa lạnh

Người có nguy cơ đột quỵ cao cần vận động thường xuyên với các bài tập dưỡng sinh trong điều kiện thời tiết cho phép. Tuy nhiên, người bệnh không nên hoạt động quá gắng sức trong thời tiết lạnh, cần chú ý mặc quần áo và giày ấm vừa phải khi tập luyện ngoài trời.

Không nên uống rượu nhiều khi trời lạnh

Rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến bạn cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng của bạn. Ra ngoài trời lạnh ngay sau khi uống rượu có thể gây xuất huyết não.

Tiêm phòng cúm

Bệnh cúm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm với người mắc bệnh nền tim mạch. Người trưởng thành nên tiêm vaccine cúm trước mùa dịch. Đồng thời, để bảo vệ hệ miễn dịch, người bệnh cần đeo khẩu trang khi ra ngoài trời và rửa tay thường xuyên với xà phòng.

Một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ gồm có: Yếu nửa người, nói ngọng hoặc không nói được, tê bì hoặc liệt nửa mặt, nhìn không rõ, đau đầu dữ dội, nôn mửa, thở dồn dập, có cơn ngừng thở ngắn hoặc hôn mê... Người bệnh cần được đưa tới các cơ sở y tế để cấp cứu sớm trong vòng 3 giờ.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già