Những điều cần biết về mụn nội tiết

Mụn nội tiết xảy ra do thay đổi hormone

Điều trị mụn nội tiết trên da mặt: Cần kết hợp cả Đông Tây kim cổ

Kinh nghiệm lựa chọn viên uống trị mụn nội tiết hiệu quả

Kinh nghiệm lựa chọn viên uống trị mụn nội tiết hiệu quả

10 điều cần biết về mụn nội tiết

Mụn nội tiết là gì? 

Mất cân bằng nội tiết tố nữ (hàm lượng nội tiết tố estrogen thấp, hàm lượng nội tiết tố androgen cao) là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành. Sự mất cân bằng nội tiết tố sẽ gia tăng khả năng hình thành mụn bởi vì nó làm gia tăng lượng bã nhờn do tuyến nhờn ở dưới da sản sinh ra.

Mất cân bằng nội tiết tố sẽ gia tăng khả năng hình thành mụn

Đặc điểm của mụn nội tiết 

Trong độ tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường xuất hiện trong vùng chữ T bao gồm trán, mũi và cằm. Mụn nội tiết ở người trưởng thành thường xuất hiện ở phần dưới của khuôn mặt như dưới má, xung quanh quai hàm. 

Mụn nội tiết có thể là mụn trứng cá thông thường. Nhưng đối với một số người, mụn trứng cá nội tiết tố có dạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng... hoặc mụn nang.

Sự thay đổi hormone trong các trường hợp sau đây có thể gây mụn nội tiết:

-  Kinh nguyệt

- Hội chứng buồng trứng đa nang

Thay đổi hormone khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang gây mụn nội tiết

- Thời kỳ mãn kinh

- Tăng mức độ hormone androgen (hormone sinh dục nam)

Ngoài hormone thì các yếu tố sau cũng làm mụn nội tiết nặng hơn: Viêm da, sản xuất bã nhờn trong lỗ chân lông, tế bào da bị tắc trong nang lông.

Cách xác định mụn nội tiết

Mụn trứng cá thông thường có thể do nhiều nguyên nhân như: Môi trường, bụi bẩn, dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm và nguyên nhân bên trong cơ thể. Trong khi đó, mụn nội tiết xảy ra chỉ do một nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Mụn nội tiết thường mọc xung quanh khu vực cằm

Cách phân biệt mụn nội tiết với mụn trứng cá thông thường:

- Mụn nội tiết thường mọc xung quanh khu vực cằm trong khi mụn trứng cá thông thường mọc ở khắp mặt.

- Mụn nội tiết thường mọc mỗi tháng một lần giống như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Điều này đúng với cả những phụ nữ mãn kinh, bởi vì trong giai đoạn mãn kinh, họ vẫn phải trải qua sự biến động của hormone estrogen và progesterone.

- Khi bị mụn nội tiết, ngoài bị mụn, bạn còn có thể bắt gặp một số triệu chứng như: Tăng hoặc giảm cân, kinh nguyệt không đều.

Đọc tiếp: Cách điều trị mụn nội tiết


Chăm sóc làn da bị mụn nội tiết từ bên ngoài

Rửa mặt sạch: Để hạn chế mụn, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ. Hãy rửa mặt ít nhất 2 lần một ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch bã nhờn và bụi bẩn. Khi bị mụn, bạn không nên trang điểm vì nó có thể làm mụn nặng hơn. Nếu bắt buộc phải trang điểm thì nên trang điểm nhẹ và tẩy trang sạch sẽ để tránh bít lỗ chân lông.

Dùng kem bôi tại chỗ: Khi bị mụn nội tiết, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi có thành phần hỗ trợ trị mụn như retinol, BHA, AHA, Benzoyl peroxide hay Salicylic acid... Tốt nhất nên chọn sản phẩm từ các thương hiệu sản xuất uy tín, được bào chế từ những thành phần tự nhiên an toàn với làn da. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các sản phẩm trị mụn này không giúp trị mụn triệt để. Một trong những điểm nổi bật của mụn nội tiết là có khả năng kháng lại các phương pháp điều trị mụn thông thường. Vì vậy, để điều trị mụn nội tiết, mọi người cần chú ý đến việc cân bằng hormone trong cơ thể.

Kem bôi trị mụn không giúp trị mụn triệt để

Cân bằng nội tiết giúp điều trị mụn nội tiết từ bên trong

Liệu pháp nội tiết tố trong điều trị mụn trứng cá là phương pháp đưa vào cơ thể các tác nhân làm ức chế sự hoạt động quá mức của androgen, nhờ đó làm giảm tác động của androgen lên tuyến nhờn một cách tương đối hiệu quả.

Hormone androgen kích thích tuyến bã nhờn tạo ra dầu trên da. Nếu nồng độ hormone androgene trong máu của bạn tăng cao, có thể kích thích các tuyến bã nhờn của da sản xuất quá nhiều dầu. Dư thừa hormone androgen và thiếu hụt hormone estrogen, có thể khiến mụn trứng cá nổi nhiều và nghiêm trọng.

Estrogen, Androgen và mụn có mối quan rất chặt chẽ với nhau bởi vì nội tiết tố Estrogen có thể vô hiệu hóa hoặc ngăn cản tác động của nội tiết tố Androgen lên cơ thể. Estrogen có tác dụng kích thích sản xuất SHBG nên nó làm giảm nồng độ testosterone tự do. Ngoài ra, nó còn ức chế 5α-reductase ở da và nang lông, từ đó giảm chuyển testosterone thành dihydrotestosterone – là chất chuyển hóa chính của androgen ở da

Bạn có thể cân bằng nội tiết tố bằng thuốc

Cân bằng nội tiết bằng thuốc: Bạn có thể cân bằng hormone trong cơ thể bằng các loại thuốc:

- Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thể giảm mụn bằng cách giảm nồng độ testosterone và androgen – hormone có thể gây mụn. Bạn phải dùng thuốc tránh thai ít nhất 3 tháng để cảm nhận sự cải thiện của làn da.

Có 3 loại thuốc tránh thai đường uống đã được FDA chấp thuận để điều trị mụn nội tiết ở phụ nữ: Ethinyl estradiol và norgestimate (được bán dưới dạng Ortho Tri-Cyclen), ethinyl estradiol và norethindrone (Estrostep) và ethinyl estradiol và drospirenone (Yaz).

Khi dùng thuốc tránh thai trị mụn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với cơ địa của mình. Thuốc tránh thai có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng cân, buồn nôn, đau ngực, đau đầu và trầm cảm... nên bạn cần cẩn trọng khi dùng. Những người có tiền sử bị bệnh đông máu, tăng huyết áp, ung thư vú không nên áp dụng phương pháp trị mụn này.

Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ khi dùng thuốc tránh thai trị mụn

- Thuốc ngăn cản sự hình thành của androgen: Thuốc ngăn ngừa sự sản sinh dầu thừa trên da bằng cách ức chế các thụ thể nội tiết tố androgen và giảm sự sản sinh nội tiết tố androgen trong cả buồng trứng và tuyến thượng thận, qua đó làm giảm mụn. Spironolactone là loại thuốc ngăn cản sự hình thành androgen được nhiều người  tin dùng. Spironolactone có thể được kê kết hợp với thuốc tránh thai đường uống. Spironolactone là một chất ức chế hormone và có thể gây ra nhiều tác dụng tiêu cực lên những người bị dị ứng với thuốc. Spironolactone làm tăng lượng kali trong cơ thể, vì thế bạn không nên bổ sung thêm quá nhiều kali từ các loại thực phẩm hàng ngày. Ngoài ra, khi dùng thuốc bạn cũng nên làm xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra lượng kali trong cơ thể. Spironolactone còn có một số tác dụng phụ khác như làm vú trở nên nhạy cảm, tăng kích cỡ. Vì thế bạn nên cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định dùng spironolactone

Retinoid: Nếu tình trạng mụn do rối loạn nội tiết tố không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng retinoid, thuốc có nguồn gốc từ vitamin A. Nếu sử dụng sản phẩm có chứa retinoid, bạn cần thoa kem chống nắng mỗi ngày bởi vì nó làm da của bạn dễ bị bắt nắng hơn.

Bạn có thể dùng retinoid nếu mụn nội tiết không quá nghiêm trọng

Các phương pháp trị mụn bằng thuốc trên tuy có thể trị mụn nhưng chúng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Để điều trị mụn nội tiết, bạn nên lựa chọn các sản phẩm cân bằng nội tiết tố có nguồn gốc tự nhiên để trị mụn an toàn.

Cân bằng nội tiết bằng các phương pháp tự nhiên:

- Thay đổi chế độ ăn uống: Người bị mụn nội tiết nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, chất kích thích. Thay vào đó, nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc nguyên cám trong thực đơn hàng ngày. Chất dinh dưỡng và vitamin phong phú trong các loại rau, củ, quả sẽ giúp cho làn da trở nên tươi tắn hơn ngay cả khi có mụn.

- Bổ sung nội tiết tố từ thiên nhiên Isoflavones: Isoflavones có tác dụng tương tự nội tiết tố cơ thể là một biện pháp an toàn, hiệu quả giúp chị em cân bằng, bù đắp lượng estrogen thiếu hụt. Bởi vậy bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa hoạt chất này. Các sản chứa các thảo dược như đương quy, thục địa, xuyên khung, bạch thược hoặc hoạt chất chiết suất từ tự nhiên để trị mụn nội tiết an toàn.

- Bài thuốc Tứ vật thang: Tứ vật thang là bài thuốc được trích trong Hòa tể cục phương. Tứ vật thang là thang thuốc có 4 vị là Đương quy, Bạch thược, Thục địa và Xuyên khung. Theo sách cổ, đây là bài thuốc chuyên về điều huyết can kinh, trị chứng huyết hư huyết ứ, điều hòa kinh nguyệt, bổ huyết. Bài thuốc gồm các thảo dược như đương quỵ, bạch thược, thục địa, xuyên khung... có tác dụng hoạt huyết, tăng cường sức khỏe, giúp tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng da và giảm mụn trứng cá.

Thanh Tú H+

Kinh nghiệm điều trị bốc hỏa dành cho phụ nữ tuổi tiền mãn kinh - Ảnh 7Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân: Cân bằng nội tiết - Duy trì tuổi xuân

Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.

Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.

Đối tượng sử dụng: phụ nữ trên 18 tuổi; phụ nữ suy giảm nội tiết tố; phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.
XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQC
Webstite: http://yxuan-tredep.vn/
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp