Người bệnh đái tháo đường có nên ăn cà chua?

Cà chua không làm tăng đường huyết, tốt cho người bệnh đái tháo đường

Đường huyết khi mang thai bao nhiêu là bình thường?

Giá trị đường huyết 7mmol/l bị đái tháo đường chưa?

Bị đái tháo đường có cần phải kiểm tra đường huyết hàng ngày?

Thuốc hạ huyết áp có làm tăng đường huyết?

Chuyên gia dinh dưỡng, đái tháo đường Pam Noonan - Quỹ Y khoa Sutter Gould (San Francisco, Mỹ):

Chào bạn,

Cũng như chồng của bạn, nhiều người lầm tưởng rằng cà chua (và cả cà rốt) chứa "rất nhiều đường" và tránh xa hai loại thực phẩm này, dẫn đến việc bỏ lỡ rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Thực tế là cà chua và cà rốt đều chứa ít đường và carbohydrates (tinh bột).

Cà chua cũng như cà rốt là các loại rau không chứa tinh bột và nên có mặt trong danh sách thực phẩm tốt của người bệnh đái tháo đường vì chúng không làm tăng đường huyết. Một khẩu phần rau ít tinh bột chỉ chứa lượng đường bằng 6 - 7% và lượng carbohydrate bằng 26 - 30% so với một khẩu phần rau giàu tinh bột (khoai tây, khoai lang, ngô, đậu Hà Lan...).

Ngoài "lợi thế" ít đường và carbohydrates, cà chua còn là một nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin B (chẳng hạn folate), vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K. Vì vậy, không có lý do gì mà chồng bạn và những người bệnh đái tháo đường type 2 khác phải tránh ăn cà chua cả.

Qua những băn khoăn, thắc mắc của bạn, tôi e rằng, chồng bạn có thể chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường không cần thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức, họ có thể ăn được tất cả các loại thức ăn, để đảm bảo dinh dưỡng. Nhưng trong mỗi bữa ăn cũng cần tính toán để phối hợp giữa các thực phẩm có chỉ số GI (glycaemic index - GI) thấp với những thực phẩm có GI cao, để không làm tăng đường huyết sau bữa ăn.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Sản phẩm tham khảo:

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng