Ăn gì để hồi phục nhanh sau hóa trị ung thư?

Cà rốt, gừng, thực phẩm giàu chất xơ… là những thực phẩm nên ăn sau khi hóa trị

Bệnh nhân ung thư nên biết: Những thực phẩm tốt cho người hóa trị

Đột phá y học: Curcumin giúp điều trị ung thư tuyến tụy kháng hóa trị

Vitamin trong bia giúp giảm đau do hóa trị

Làm sao để hạn chế tác dụng phụ của hóa trị ung thư?

Tìm hiểu nên ăn gì sau hóa trị ung thư ngay bài viết dưới đây:

Nước thịt

Khô miệng là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi hóa trị. Tình trạng này khiến người bệnh ung thư khó nuốt thức ăn, do đó rưới một chút nước thịt lên các món ăn có thể giúp bạn cảm thấy dễ ăn hơn.

Cà rốt

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học New Zealand, các hợp chất thực vật trong cà rốt có thể giúp tăng cường hiệu quả hóa trị.

Người bệnh ung thư nên ăn cà rốt để tăng hiệu quả hóa trị

Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại thực phẩm giàu chất xơ như gạo, chuối, táo (đã nấu chín), bánh mì nướng… có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy do hóa trị. Ngược lại, người bệnh ung thư nên tránh các món ăn nhiều chất béo vì những thực phẩm này có thể khiến tình trạng tiêu chảy thêm nghiêm trọng.

Ngũ cốc nguyên hạt

Nếu bị táo bón sau khi hóa trị, người bệnh ung thư nên chú ý uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu chất xơ (như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô, đậu Hà Lan…) để cải thiện hệ tiêu hóa. Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) cũng khuyến cáo người bệnh ung thư đang thực hiện hóa trị nên uống từ 8 - 12 cốc nước/ngày.

Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, giúp giảm táo bón sau hóa trị

Kẹo gừng

Nhấm nháp chút kẹo gừng hoặc uống nước gừng trước/trong khi ăn sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn, chóng mặt do hóa trị.

Các món ăn mềm, nhạt

Người bệnh ung thư thực hiện hóa trị sẽ thường bị loét miệng, khiến việc ăn uống trở nên vô cùng đau đớn, khổ sở. Trong trường hợp này, bạn có thể chọn ăn các món mềm như cháo, soup, hoặc xay nhuyễn các loại thức ăn để dễ nuốt hơn.

Ngoài ra, bạn nên cố gắng ăn nhạt hơn khi bị loét miệng. Muối và các loại gia vị khác có thể gây kích ứng, khiến các vết loét càng thêm đau đớn.

Nước cam

Uống nước cam, nước chanh có thể giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm tình trạng khô miệng sau khi hóa trị. Tuy nhiên, nếu bị đau họng, bạn nên tránh tiêu thụ các thực phẩm có vị chua.

Hành và tỏi

Hành và tỏi đều rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại các tế bào ung thư.

Thực phẩm giàu protein nạc

Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) khuyến khích người bệnh ung thư nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein nạc để cung cấp năng lượng, giúp cơ bắp khỏe mạnh khi hóa trị. Các thực phẩm giàu protein nạc bạn nên ăn bao gồm: Trứng, cá, đậu phụ và thịt gà (đã lọc bỏ da).

Thực phẩm giàu selen

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thực phẩm giàu selen như cá hồi, yến mạch, gạo lứt… có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hắc tố. 

Do thực hiện hóa trị khiến bạn ăn mất ngon, đừng ép mình ăn 3 bữa ăn lớn/ngày. Thay vào đó, hãy chia ra 5 - 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày để cung cấp năng lượng hiệu quả hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Rd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng