Rùng mình mứt Tết - Ai dám ăn?

Mứt Tết bẩn bị gia súc, gia cầm tự do giẫm lên nhưng không có ai đuổi. Ảnh Vietnamnet

Ngày Tết "đổi gió" với các món mứt lạ

Ăn Tết hết lo với mứt, kẹo “của nhà làm được”

Xem chế biến mứt Tết mà... kinh!

Mùa Tết, mùa… bánh nhái, mứt bẩn

Mỗi dịp Tết đến xuân về, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại tiếp tục trở thành vấn đề "nóng bỏng" khi nhu cầu của thị trường tăng cao, mà người sản xuất lại “làm liều”. 

Chứng kiến dây chuyền sản xuất mứt Tết “gia truyền” mất vệ sinh đến rùng mình, tại nhiều cơ sở từ Hà Nội vào TP.HCM, không ít người phải thốt lên rằng dù món quà Tết có ngon ngọt bao nhiêu đi nữa, họ cũng chẳng dám động vào.

Mứt lẫn côn trùng

Tại làng Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) – vốn nổi tiếng là nơi cung cấp mứt gia truyền cho các thương hiệu bánh kẹo lớn ở Hà Nội, mứt được nấu chung với côn trùng, ruồi bọ. Côn trùng bám đen đặc các chậu ngâm mứt và thùng chứa nguyên liệu. Liệu chứng kiến cảnh ruồi ăn trước người ăn sau như thế này, bạn có dám ăn mứt Tết?

Thùng nấu mứt bí cùng với ruồi (Ảnh: Người Đưa Tin)

Gia cầm giẫm lên mứt Tết

Tại phường Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), nhiều cơ sở phơi mứt dọc con đường có nhiều xe cộ qua lại. Đáng sợ hơn, khi thấy gà vịt giẫm lên các bạt phơi mứt cũng không ai thèm xua đuổi. Cuối ngày, những người thu gom mứt lại hồn nhiên vơ vội mứt vào giỏ chứa, mặc cho giày dép bám đầy bụi đất, tay không đeo găng. Lượng mứt dính lẫn phân động vật cũng không được vứt bỏ.

Gà giẫm lên bạt phơi mứt Tết (Ảnh: Vietnamnet)

Mứt tẩm hóa chất độc hại

Tiếp cận một cơ sở làm mứt dừa truyền thống nổi tiếng tại xóm Đất, Quận 11, TP.HCM, những hình ảnh cơm dừa được tẩy trắng bằng hóa chất “đặc biệt” màu trắng đục khiến nhiều người không khỏi kinh hãi. Người làm mứt còn dùng cây tre dài (dùng tay trần sẽ làm hại da tay) để đảo qua đảo lại cho cơm dừa trắng đều hơn và mềm hơn. Nước ngâm xong đổ xuống cống có màu trắng bệch, đặc sệt, mùi hắc khó chịu.

Cơm dừa được ngâm với vôi trong các thùng nhựa để làm mềm (Ảnh: Tiền phong)

Một người dân ở gần lò mứt ái ngại nói: “Cứ dịp gần Tết là cơ sở hoạt động liên tục. Nhìn thấy họ làm mứt chúng tôi không dám ăn mứt nữa. Hàng ngày, tôi thấy họ giao cho nhiều mối ở các chợ. Sống ở đây nên tôi biết hết, nhưng không dám phản ánh vì sợ bị trả thù. Thấy họ làm vậy tôi cũng ớn lắm nên luôn nhắc nhở người thân nếu không tự làm được thì thôi, không bao giờ mua bánh mứt trôi nổi ngoài chợ”.

Tại khu cư xá Đường Sắt (hẻm đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM) – nơi được mệnh danh là “thủ phủ” của mứt Tết thủ công, mãng cầu sau khi được xay nhuyễn, cũng được xử lý bằng hóa chất tạo dẻo, chống mốc, tạo độ trong giòn, sau đó được trộn thêm với bột nổi, đường hóa học, hương liệu tạo mùi thơm… rồi mới đưa lên bếp để sên cho keo lại. Những hộp, gói mứt mãng cầu đặc sản thơm ngon dịp Tết 2015 được làm như vậy đó! 

Vân Anh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn