Mông mụn nhọt làm sao để diện bikini?

Mụn nhọt dễ gây nhiễm trùng máu

Trị mụn nhọt, rôm sảy đơn giản từ cây sài đất

Chữa mụn nhọt như thế nào?

Nguy cơ viêm phổi tụ cầu sau mụn nhọt

Cách chữa mụn nhọt, mẩn ngứa ở trẻ em hiệu quả.

Theo Đông y, mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên, thường là do gan yếu không còn khả năng lọc và thải độc tố trong máu, gây tích tụ các chất độc. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến những triệu chứng của chứng tích nhiệt được thể hiện ra bên ngoài như nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Mụn nhọt có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên da, nhưng xuất hiện chủ yếu trên mặt, cổ, nách, mông hay đùi, khu vực lông tóc nơi đang có nhiều khả năng đổ mồ hôi hoặc ma sát. Mụn nhọt có thể giống với cục u viêm đau gây ra bởi mụn nang. Nhưng so với nang mụn, nhọt thường là màu đỏ hơn hoặc nhiều viêm quanh biên giới hơn và đau đớn hơn. Mụn nhọt ở mông, ở đùi gây ra nhiều phiền phức hơn cả. Đây là nỗi ác mộng của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ, vì mụn nhọt không chỉ gây đau nhức mà còn gây mất thẩm mỹ.

Ban đầu, mông hay đùi có thể nổi lên những nốt đỏ rồi lan rộng dần, chỗ mọc nhọt, da nóng, đỏ và đau. Qua vài ngày, trên nốt đỏ có đốm vàng, khi đốm vỡ có mủ chảy ra, ở giữa có ngòi (chính là sợi chân lông). Khi mụn nhọt vỡ sẽ dần khép miệng lại và tạo thành sẹo.

Infographic dưới đây sẽ cho bạn biết nguyên nhân bị mụn nhọt ở mông, ở đùi:

Xem tiếp để biết trị mụn nhọt bằng cách nào?


Mụn nhọt gây chết người không?

Khi bị mụn nhọt ở mông hay đùi, bạn không nên tự ý chích, nặn, vì như vậy có thể khiến vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng máu, gây ra viêm mủ màng tim, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong.

Dưới đây là một số phương pháp tự nhiên giúp điều trị mụn nhọt hiệu quả:

Như đã nói, bị mụn nhọt ở mông, đùi phần lớn là do chức năng gan bị suy giảm gây ứ đọng các độc tố trong cơ thể, những độc tố này gây kích ứng da, tạo điều kiện thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay. Vì vậy, bạn có thể tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế về các loại thực phẩm chức năng bổ gan, tăng cường miễn dịch như: Bổ gan Cà gai leo, Tiêu độc Tín Phong, cao Diệp hạ châu, Liver Sogyl, Boganic...

Biết Tuốt H+ (Theo Stylecraze)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp