Mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể nguy hiểm như thế nào?

Mất cân bằng chất điện giải sẽ gây co thắt cơ, buồn nôn, nôn mửa, thở dốc...

Nên uống gì để bổ sung nước, dinh dưỡng sau khi tập thể thao?

Những ai không nên dùng oresol để bù nước và điện giải?

Có nên bổ sung điện giải bằng các loại nước uống bổ sung?

Giảm đau, bù điện giải nhanh nhờ nước gừng switchel

Nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải?

Nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải có thể là do tình trạng tiêu chảyNgoài ra, còn số một số nguyên nhân thông thường là mất nước, tập thể dục quá mức, thiếu vitamin D, thói quen dùng một số loại thuốc, lạm dụng thuốc nhuận tràng, phẫu thuật, xơ gan, hoặc suy tim sung huyết. Các nguyên nhân tự phát cũng có thể gây ra tình trạng mất cân bằng điện giải. Tình trạng này cũng khá phổ biến trong thời kỳ mang thai.

Triệu chứng như thế nào?

Tình trạng mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến một số triệu chứng sức khoẻ nghiêm trọng gồm: Co thắt cơ, các vấn đề về tiêu hóalo lắng, huyết áp thay đổi, tim đập nhanh và chóng mặt. Các triệu chứng còn phụ thuộc vào từng chất điện giải bị mất đi.

- Mất cân bằng natri: Tăng thân nhiệt, hoặc hạ natri máu là những vấn đề thường xảy ra khi cơ thể bị mất cân bằng natri. Quá nhiều natri có thể gây trầm cảm, khó chịu, các vấn đề thần kinh, co thắt cơ, buồn nôn, nôn mửa, thở dốc, khát nước, sốt... Ngược lại, thiếu hụt natri có thể gây buồn nôn, nôn mửa, ăn mất ngon và một số bất thường về thần kinh. Ở người cao tuổi, mất cân bằng natri có thể khiến họ dễ bị ngã, khả năng đi bộ kém. Hạ natri máu cấp tính cũng có thể gây ra các vấn đề thần kinh do tích nước trong não.

- Mất cân bằng kali: Khi lượng kali trong máu thay đổi thất thường, người bệnh sẽ có thể phải đối mặt với các tình trạng đe dọa đến tính mạng như: Rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng thần kinh và suy thận. Nó cũng có thể làm cho cơ tim ngừng hoạt động và dẫn đến tử vong đột ngột.

- Mất cân bằng calci: Tình trạng này có thể là do lượng vitamin D thấp trong cơ thể, với các biểu hiện như: Yếu cơ, chuột rút, dễ cáu kỉnh, động kinh, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, lo lắng, trí nhớ kém, mất phương hướng, giảm tập trung và rối loạn tâm thần. Một số biểu hiện bên ngoài như: Khô da, khô tóc, rụng tóc, bệnh Eczema, vẩy nến, viêm da và móng tay giòn. Quá nhiều calci trong cơ thể có thể gây ra sỏi thận, đau nhức xương, các vấn đề về ở vùng bụng, mất nước và các vấn đề tâm thần như: Lo lắng, rối loạn nhận thức và mất ngủ.

- Mất cân bằng magne: Khi nồng độ magne trong máu quá nhiều, bạn sẽ có thể gặp phải các triệu chứng như: Nhầm lẫn, khó thở, hạ huyết áp, chóng mặt, buồn ngủ, lượng calci trong máu thấp, nhịp tim bất thường và ngưng tim. Mức magiê thấp có thể gây ra các vấn đề như: Run rẩy, mệt mỏi, chuột rút, nhịp tim bất thường, các vấn đề về thần kinh, đánh trống ngực, chuyển động mắt không đều, ảo giác, trầm cảm, tăng huyết áp và nhịp tim nhanh.

- Mất cân bằng phosphat: Phosphat đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh học của cơ thể. Khi có quá ít khoáng chất này trong cơ thể, nó có thể gây rối loạn chức năng cơ và làm giảm nhịp tim. Mất cân bằng phosphat kéo dài có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như: Tổn thương cơ xương, rối loạn chức năng não, rối loạn tiểu cầu, rối loạn chức năng gan và toan chuyển hóa. Mức phosphat tăng cao quá mức, có thể gây ra sự tích tụ calci trong mô, thừa hormone cận giáp trong máu và các bệnh về xương khác.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp