Mắc đái tháo đường có nên ăn khoai sọ, khoai lang hay khoai tây không?

Người bệnh đái tháo đường không nên ăn khoai lang, khoai sợ hay khoai tây thay cơm

Thêm một trường hợp hoại tử bàn chân do biến chứng đái tháo đường

10 thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Nghiên cứu mới về đái tháo đường: Vitamin C giúp giảm đường huyết!

Hướng dẫn thay đổi chế độ ăn lành mạnh cho người đái tháo đường

Trả lời:
Chào bạn,
Câu trả lời sau sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc về việc thay cơm trắng bằng các loại khoai lang, khoai sọ, khoai tây và hướng dẫn bạn cách giảm đường máu.
Bạn có thể ăn khoai lang, khoai sọ và khoai tây khi bị đái tháo đường hay tiểu đường
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Saint Paul, Hà Nội: Người tiểu đường có thể ăn khoai lang, khoai sọ, khoai tây, ngô (bắp), nhưng vì có chất bột đường nên nếu bạn ăn không đúng cách sẽ làm tăng đường máu.
Bác sỹ cho biết, nếu so với khoai tây, thì khoai sọ và khoai lang có thể ăn nhiều hơn và nếu biết cách ăn còn giúp kiểm soát đường huyết. Bởi hai loại khoai này có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp hơn, nên không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn. Mặt khác khoai sọ và khoai lang có nhiều chất xơ hòa tan hơn, nhờ đó khi ăn mang lại cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng, khoai lang có chứa tinh bột kháng đường, vì vậy không dễ làm tăng quá nhanh đường huyết và người bệnh tiểu đường có thể ăn thường xuyên hơn.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn (Ảnh minh họa)
Không bỏ cơm để thay thế bằng khoai lang, khoai sọ hay khoai tây
Mức đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt có thể do nhiều nguyên nhân, chứ không phải là do bạn vẫn ăn cơm. Bởi có những trường hợp bạn đã ăn ít cơm, nhưng cách ăn chưa đúng, đường máu vẫn tăng. Ngoài ra, lối sống, cách dùng thuốc, cách tập luyện hoặc nếu bạn đang mắc các bệnh viêm nhiễm trong cơ thể (viêm dạ dày, bệnh lao, viêm răng miệng…) cũng khiến việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn. Do đó, bạn không nên bỏ hoàn toàn cơm mà thay bằng các loại khoai. Bởi cơm vẫn là nguồn thực phẩm chính cung cấp tinh bột, đồng thời giúp cung cấp vitamin và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Có chăng thì mỗi ngày để đổi các bữa, bạn có thể ăn ít cơm đi, thay vào đó ăn thêm củ khoai lang hoặc một ít khoai sọ. Với khoai tây, bạn chỉ nên ăn để thưởng thức, không nên ăn nhiều vì đường máu dễ tăng.
Một vài lưu ý để giúp bạn ăn cơm nhưng vẫn không làm tăng đường máu bao gồm: Ăn cơm đủ theo nhu cầu của cơ thể, nếu bạn là nữ, công việc bình thường thì mỗi bữa chính nên ăn 1 chén (bát) cơm nhỏ, nếu là nam giới có thể 1.5 bát/1 bữa chính. Với những người làm công việc nặng có thể thêm 0.5 chén/1 bữa chính. Khi ăn, bạn luôn nhớ nguyên tắc ăn rau và uống nước canh trước, sau đó là ăn cơm và thức ăn. Cách ăn này sẽ giúp làm đầy dạ dày, giảm sự thèm ăn. Đồng thời chất xơ hòa tan có trong rau củ sẽ giúp làm chậm hấp thu đường sau khi ăn. 
Cách giúp giảm và kiểm soát đường huyết hiệu quả
Trước tiên, bạn nên cần ngồi lại cùng với bác sỹ để xác định nguyên nhân khiến đường máu tăng. Nếu do các nguyên nhân chủ quan như cách dùng thuốc, dạo này bạn không luyện tập hoặc thường xuyên căng thẳng thì điều chỉnh lại sẽ đỡ. Nếu bạn vẫn đang làm tốt những điều này sẽ cần xem xét tới việc là liều thuốc hạ đường huyết chưa đủ để giảm đường máu, có thể cần tăng thêm liều hoặc kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ hạ và kiểm soát đường huyết có nguồn gốc từ thảo dược.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, sự kết hợp của các thảo dược truyền thống như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng mang lại tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, nhờ đó không chỉ làm giảm đường huyết lúc đói, không làm tăng đường máu sau ăn mà còn tiến tới giảm HbA1c, giảm mỡ máu xấu và ngăn chặn biến chứng tiểu đường. Nhiều người tiểu đường đã có duy trì mức đường huyết lý tưởng chỉ sau 2 - 4 tháng kết hợp dùng thêm những thảo dược này, bạn có thể nghiên cứu thêm để sớm sử dụng.
Chúc bạn sức khỏe!
Dược sỹ Yến Hoa

Thông tin thêm cho bạn: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng