Người uống trà cần tránh những điều này

Người bị táo bón không nên dùng quá nhiều trà xanh.

Trà xanh làm giảm tác dụng của thuốc huyết áp

5 học sinh nghi bị ngộ độc do uống trà xanh

Thưởng thức trà xanh đúng điệu

Trà có tên khoa học là Camellia sinensis, thuộc họ chè. Trà là loại thảo dược thiên nhiên có nhiều lợi ích với con người. Theo các nhà khoa học, trà có chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm quá trình lão hóa, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư, tác dụng giải độc... Tuy nhiên, không phải ai cũng được trà và việc uống trà không đúng cách có thể mang đến một số tác dụng không mong muốn với sức khỏe.

Thành phần hóa học: lá chè có chứa 20% tanin là chất có tác dụng làm săn da, sát khuẩn mạnh; ngoài ra còn có cafein với tỷ lệ 1,5-5%, một số vitamin B1, B2, C… Đặc biệt chất Tanin trong trà có tác dụng như một vitamin P vì đây là hỗn hợp của các catechin và dẫn xuất của catechin có các cấu trúc hóa học của vitamin P, giúp tăng cường sức đề kháng của huyết quản nhỏ, giảm sự thấm của huyết quản, ngăn ngừa vitamin C bị phá hoại, ức chế vi khuẩn thâm nhập trong máu.

1. Không uống trà lúc đói

Trà có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.

2. Không uống trà lúc no

Uống trà ngay sau khi ăn để "súc miệng" với nhầm tưởng giúp dễ tiêu hóa hơn là sai lầm nhiều người mắc phải. Sự thật là việc uống trà sau bữa ăn sẽ gây tình trạng khó tiêu do chất tanin có trong trà sẽ kết hợp với chất sắt trong thức ăn. Tình trạng này kéo dài còn gây thiếu máu do thiếu sắt. 

Cách tốt nhất là nên uống trà sau bữa ăn 30 phút, vừa giảm thiểu nguy cơ nói trên, vừa không làm loãng dịch vị dạ dày, khiến hệ tiêu hóa làm việc thêm khó khăn. Đồng thời, cũng lưu ý nên uống trà xanh trước lúc ngủ từ 1 - 2h để tránh gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. 

3. Lưu ý nhiệt độ của nước trà

Mặc dù một ấm trà xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống trà xanh khoảng 45 – 50 độ C là vừa. Uống trà xanh quá nóng, trên 60 độ C, có thể làm tổn thương dẫn đến tình trạng loét dạ dày, thậm chí, được cho là có liên quan đến nguy cơ ung thư thực quản.

Tuy nhiên, cũng không nên uống trà nguội, đặc biệt là trà để qua đêm bởi các thành phần vitamin trong trà, đặc biệt là vitamin nhóm B và C sẽ bị phân hủy. Các thành phần dinh dưỡng tốt trong trà không còn nhiều. Chưa kể, nguy cơ nhiễm khuẩn của trà để qua đêm là khá cao. Ngoài ra, trà là loại thực phẩm thuộc tính hàn, nên được dùng nóng. Nếu uống trà nguội vào mùa lạnh rất dễ gây lạnh bụng, đau bụng.

4. Tuyệt đối không dùng nước trà xanh để uống thuốc

Các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu, từ đó bệnh sẽ lâu khỏi. Ngoài ra, việc kết hợp trà với các thực phẩm khác cũng nên thận trọng. Ví dụ như việc cho sữa vào trà để tạo thành món trà sữa có thể làm giảm tác dụng của trà trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Những người cần thận trọng khi dùng trà:

Với những người mắc các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón... trà không phải là một sự lựa chọn phù hợp. Ví dụ với bệnh tăng huyết áp, chất cafein trong trà sẽ kích thích tim đập nhanh hơn và làm cho huyết áp tăng cao thêm.
Hàn Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp