Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm với cà rốt

Cà rốt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Cho trẻ nhỏ ăn ổi có tốt không?

Khi nào thì nêm muối vào thức ăn cho bé?

10 thực phẩm siêu tốt cho trẻ mới ăn dặm

Ấn tượng với lợi ích sức khỏe của sinh tố cà rốt, rau bina

Lợi ích của cà rốt đối với trẻ ăn dặm

Cà rốt giàu beta-carotene và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ

Cà rốt là một trong những loại rau củ phổ biến, dễ chế biến và rất có lợi cho sức khỏe của trẻ. Loại củ này chứa hàm lượng cao dưỡng chất, nhiều chất xơ, giàu vitamin và chất khoáng như calci, sắt, kali, đồng và phốt pho... Đặc biệt, cà rốt còn là một trong những nguồn thực phẩm rất giàu beta-carotene. Chất này được chuyển đổi thành vitamin A có lợi cho mắt, da và hệ miễn dịch của trẻ. Cà rốt còn rất giàu chất xơ giúp bé không bị táo bón.

Ngoài ra, vị ngọt nhẹ và màu cam của loại củ này còn kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Mẹ có thể xay nhuyễn cà rốt để chế biến thành các món ăn dặm để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn cà rốt

Chỉ cho ăn khi trẻ trên 6 tháng tuổi: Mẹ nên tránh cho trẻ ăn cà rốt quá sớm, thời điểm 6 tháng tuổi con bắt đầu ăn dặm mẹ có thể bổ sung thêm cà rốt vào các món ăn. Đầu tiên, mẹ nên cho con ăn một lượng nhỏ và không kết hợp với loại rau củ nào khác để theo dõi xem trẻ có bị dị ứng với cà rốt hay không. Khi chắc chắn cơ thể trẻ không dị ứng, mẹ có thể tăng dần lượng cà rốt lên.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều cà rốt: Khoảng hai đến ba thìa cà phê cà rốt nghiền nhuyễn là đủ cho một bữa ăn dặm của trẻ. Nếu cho bé ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng tăng caroten máu khiến bàn tay và bàn chân của bé chuyển sang màu vàng. Tình trạng này có thể hồi phục và làn da của em bé trở lại bình thường sau khi beta-carotene đào thải ra khỏi cơ thể và ngừng sử dụng cà rốt trong chế độ ăn một thời gian.

Tránh nguy cơ bị nghẹn, sặc khi ăn cà rốt: Trong quá trình chế biến mẹ nên luộc hoặc hấp vừa chín tới, không nên làm chín quá kỹ dẫn đến mất các chất dinh dưỡng của cà rốt. Với trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ cũng nên xay nhuyễn để tránh tình trạng nghẹn, sặc gây nguy hiểm cho trẻ.

Chọn cà rốt tươi: Mẹ cũng nên chọn mua cà rốt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, màu sắc tươi sáng, thân củ rắn chắc. Các chất hóa học có hại thường tập trung nhiều hơn trong vỏ vì vậy mẹ nên rửa sạch, gọt vỏ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu muốn bảo quản cà rốt, bạn có thể rửa sạch, lau khô, bọc kín và để vào tủ lạnh cho trẻ ăn dần.

Nguyễn An H+ ( Theo Medicinenet)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ