Ăn quá nhiều trái cây có thể gây đái tháo đường type 2?

Một người có thể ăn bao nhiêu trái cây/ngày để phòng ngừa đái tháo đường?

Mờ mắt, đau mắt do biến chứng đái tháo đường: Cách nào lấy lại thị lực?

Tại sao người bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều cơm gạo trắng?

4 sai lầm khi tập thể dục của người bệnh đái tháo đường

Cách dùng quả lý gai kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Ăn nhiều trái cây có gây bệnh đái tháo đường không?

Dù trái cây là các thực phẩm lành mạnh, bạn nên nhớ chúng vẫn chứa khá nhiều đường. Do đó, nếu thường xuyên tiêu thụ nhiều trái cây hơn so với lượng khuyến cáo hàng ngày, bạn có thể bổ sung quá nhiều đường vào cơ thể.

Hãy cẩn thận vì ăn quá nhiều trái cây có thể khiến đường huyết tăng cao

Ăn quá nhiều đường có thể khiến đường huyết tăng cao, gây tăng cân và đặt bạn vào tình trạng tiền đái tháo đường. Do đó, để phòng ngừa đái tháo đường type 2, bạn nên chọn ăn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô, không uống quá nhiều nước ép trái cây vì chúng rất nhiều đường và ít chất xơ.

Một người có thể ăn bao nhiêu trái cây/ngày?

Tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính và mức độ hoạt động thể chất mà bạn có thể bổ sung lượng trái cây khác nhau. Với những người chỉ hoạt động thể chất dưới 30 phút/ngày, Bộ Nông nghiệp (Mỹ) khuyến cáo bổ sung trái cây như bảng dưới đây:

 

Tuổi

Lượng trái cây/ngày

Trẻ em

2 - 3 tuổi

1 cốc

4 - 8 tuổi

1 - 1,5 cốc

9 - 13 tuổi

1,5 cốc

Nữ thiếu niên

14 - 18 tuổi

1,5 cốc

Nam thiếu niên

14 - 18 tuổi

2 cốc

Phụ nữ

19 - 30 tuổi

2 cốc

Trên 30 tuổi

1,5 cốc

Nam giới

Trên 19 tuổi

2 cốc

1 cốc trái cây có thể tương đương với 1 quả táo nhỏ/32 quả nho/1 quả cam lớn/8 quả dâu tây lớn/1 cốc nước ép trái cây nguyên chất. Nên nhớ, trái cây khô thường chứa nhiều đường hơn trái cây tươi hoặc đông lạnh. Ví dụ, 1/2 cốc trái cây khô có thể tương đương với 1 cốc trái cây tươi. Những người hoạt động thể chất nhiều hơn 30 phút/ngày có thể bổ sung lượng trái cây nhiều hơn đôi chút.

Những người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường có nên giảm lượng trái cây?

Những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn người bình thường. Một trong những nguyên nhân gây thừa cân là do bạn ăn nhiều calorie hơn lượng cơ thể đốt cháy. Các thực phẩm và đồ uống nhiều đường thường chứa khá nhiều calorie.

Tuy nhiên, nếu bổ sung trái cây theo đúng lượng khuyến cáo hàng ngày, bạn sẽ không làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Lưu ý, nước trái cây thường có hàm lượng đường cao, do đó những người thừa cân, béo phì, người bị tiền đái tháo đường chỉ nên uống tối đa 1 cốc nước trái cây/ngày để ổn định đường huyết, phòng ngừa đái tháo đường type 2.

Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người tiền đái tháo đường, đái tháo đường type 2.

Tại sao người bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều cơm gạo trắng? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng