Làm sao để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ mạch máu?

Sa sút trí tuệ là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm triệu chứng có liên quan đến suy giảm hoặc mất chức năng nhận thức (ảnh minh họa)

Béo bụng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già

8 yếu tố làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ khi về già

Trẻ tăng huyết áp, già dễ sa sút trí tuệ mạch máu

Điều trị sa sút trí tuệ mạch máu khác gì so với điều trị Alzheimer?

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California (Los Angeles, Mỹ), trả lời:

Chào bạn!

Sa sút trí tuệ là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm triệu chứng có liên quan đến suy giảm hoặc mất chức năng nhận thức, bao gồm lú lẫn, mất trí nhớ, kỹ năng ngôn ngữ suy giảm, thay đổi tính cách hoặc hành vi và không có khả năng suy nghĩ rõ ràng hoặc thực hiện các công việc hàng ngày. Sa sút trí tuệ mạch máu là một trong những loại bệnh sa sút trí tuệ thường gặp. Đây là một thuật ngữ thường dùng để mô tả sự suy giảm chức năng nhận thức gây ra bởi các vấn đề của mạch máu nuôi não. 

Xơ cứng và hẹp động mạch do xơ vữa động mạch, đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua… là nguyên nhân chính gây sa sút trí tuệ mạch máu. Nếu bị đột quỵ, các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ có thể xuất hiện đột ngột. Các cơn đột quỵ thường diễn ra thầm lặng, nghĩa là người bệnh không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi cơn đột quỵ xảy ra. Khi lưu lượng máu đến não giảm, các triệu chứng sa sút tinh thần có thể trở nên rõ rệt hơn.

Trong trường hợp của bố bạn, tình trạng bệnh sa sút trí tuệ không thể đảo ngược.  Tuy nhiên, bố bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm nguy cơ phát triển bệnh. Mặc dù đây là căn bệnh hiếm gặp ở người dưới 65 tuổi, nhưng các vấn đề tim mạch (yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ mạch máu) thường phát triển khá sớm. Do vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp để phòng ngừa bệnh tim mạch.

- Một trong những yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ mạch máu là tăng huyết áp. Tăng huyết áp cũng là tác nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ. Đó là lý do tại sao bố bạn nên theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên. Để giảm huyết áp bạn nên duy trì cân nặng khỏe mạnh. Những người đàn ông có vòng eo trên 102cm và Phụ nữ có vòng eo trên 89cm có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp.

- Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh giúp giảm 40% nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu. Do vậy bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 3 đến 4 lần mỗi tuần với cường độ vừa phải để bảo vệ trái tim và bộ não của bạn.

- Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp làm giảm nguy cơ bệnh Alzheimer. Bạn nên ăn thịt nạc, cá, các loại đậu, ngũ cố nguyên hạt, quả hạc và hạn chế carb tinh chế như mì ống, gạo, ngũ cốc chế biến.

- Hạn chế uống rượu và hút thuốc lá vì chúng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, đặc biệt khi chúng ta già đi.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Gia Hân H+ (Theo UCLA Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già