Khám phá phương pháp “detox” duy nhất được khoa học chứng minh

Detox như thế nào?

Chuyên gia nói gì về detox?

Sự thật về detox: Chăm sóc hay hủy hoại bản thân?

Detox - màn “thổi phồng” của giới marketing

Detox cho phòng ngủ bằng... phong thủy

Chính vì vậy, thay vì áp dụng những phương pháp detox được quảng cáo là “thần kỳ” trên internet, hãy chăm sóc những cơ quan thải độc của cơ thể thông qua một lối sống khoa học, đúng đắn!

Gan

Không chỉ có chức năng bài tiết enzyme và dịch mật để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, gan còn đại diện cho hệ thống thải độc chính của cơ thể.

Gan giúp bất hoạt và loại bỏ các chất độc hại mà bạn đã ăn vào, chẳng hạn như các chất phụ gia thực phẩm, khoáng chất độc hại, các loại thuốc độc, các hormone thừa...

Gan lọc từ máu các chất cặn và chất thải được tạo thành từ việc phân hủy tế bào phân hủy, sau đó biến đổi chúng để dễ dàng bài tiết chúng qua đường ruột hoặc thận. Hơn nữa, các tế bào kupffer (một đại thực bào thường trú ở gan) có khả năng tiếp xúc và tiêu diệt các vi khuẩn, độc tố, nấm, virus, các tế bào ung thư...

Chính vì vậy, bảo vệ lá gan khỏe mạnh là cách tốt nhất để duy trì và cải thiện khả năng thải độc tự nhiên của cơ thể.

Các thực phẩm và thảo dược giúp hỗ trợ gan: Bắp cải, bông cải xanh, tỏi, củ dền, nước chanh, táo xanh, bồ công anh, dương đề nhăn…

Thận

Thận có vai trò vô cùng quan trọng trong việc loại bỏ các chất độc hại khỏi máu và thải chúng ra ngoài qua đường nước tiểu

Để tối ưu hóa việc lọc máu, màng của bộ lọc thận không nên: Bị hư hỏng do chất kích thích; Bị tắc do nồng độ các chất thải trong máu quá cao, đặc biệt là những chất hóa học và chất tổng hợp; Huyết áp ổn định. Vì vậy, uống đủ nước là điều cần thiết để duy trì và thúc đẩy chức năng thận.

Các thực phẩm và thảo dược giúp hỗ trợ thận: Mùi tây, mùi ta, trà xanh, tầm ma gốc lạ, cỏ linh lăng, quả nam việt quất, quả bách xù...

Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa (từ miệng đến đại tràng) không chỉ có nhiệm vụ tiêu hóa, mà còn loại bỏ chất độc

Nếu đường ruột gặp rắc rối, thực phẩm không được tiêu hóa đúng cách sẽ bị lên men và phân hủy. Các vi sinh vật có lợi cho sức khỏe trong hệ vi sinh đường ruột có thể biến đổi thành các hại khuẩn, tiết ra các độc tố gây hại. Về lâu về dài, điều này có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh thoái hóa mạn tính và ung thư.

Cụ thể hơn, đại tràng - phần áp chót trong hệ tiêu hóa có trách nhiệm thải các chất rắn hóa học để nó không đi vào trong máu. Để thực hiện được chức năng thải độc, đại tràng phải loại bỏ phân cũ và việc ăn các chất xơ hòa tan cũng như không hòa tan, thực phẩm giàu probiotic... sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình này. Uống đủ nước cũng sẽ giúp các chất thải dễ di chuyển xuống đại tràng hơn.

Các thực phẩm và thảo dược giúp hỗ trợ tiêu hóa: Đậu lăng, hạt chia, hành tây, tỏi, táo, khoai lang, củ dền, củ cải, thực phẩm lên men, bồ công anh, nha đam, mã đề…

Đường hô hấp

Phổi và phế quản chịu trách nhiệm di chuyển các chất độc dưới dạng khí cacbonic, đôi khi là đờm. Các chất độc này có thể là khói, nấm mốc, chất gây dị ứng...

Bạn có thể thải độc tự nhiên bằng cách tập hít thở sâu, hít thở không khí trong lành hoặc sử dụng ống hít đá muối Hymalaya.

Các thực phẩm và thảo dược giúp hỗ trợ phổi: Các thực phẩm cay như mù tạc hay ớt cay, củ cải, wasabi...

Hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và thải độc. Nó là một hệ thống gồm có bạch huyết (một chất dịch lỏng, trong, chảy khắp các mô trong cơ thể, có nguồn gốc từ huyết tương), mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết. Ngoài ra còn có các cơ quan bạch huyết đặc biệt, đó là lách, amidan, hầu và tuyến ức. Hệ bạch huyết đảm nhiệm vai trò là “máy dò tìm” độc tố trong cơ thể. Dịch bạch huyết chảy khắp nơi trong cơ thể sẽ phát hiện và tập hợp độc tố tại hạch bạch huyết, từ đó vận chuyển các chất độc tới gan và thận để bài tiết chất độc tại các cơ quan này.

Để giữ cho hệ bạch huyết hoạt động tối ưu, điều quan trọng là cơ thể phải nạp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, như vitamin, khoáng chất, điện giải và chất chống oxy hóa

Các thực phẩm và thảo dược giúp hỗ trợ hệ bạch huyết: Rau lá xanh đậm (nhất là các loại rau cải), quả mọng, thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, thủy sản), các loại hạt (hạt chia, hạt lanh, hạt cây gai dầu, bí ngô…), dầu không tinh chế (dầu olive, dầu dừa), các loại thảo mộc và gia vị (gừng, nghệ, tỏi…)…

Bên cạnh đó, bạn nên: Tích cực tập thể dục để thúc đẩy toát mồ hôi như đi bộ, chạy bộ, thể thao đối kháng, tập luyện cường độ cao; Sử dụng con lăn bọt xốp; Massage lưu dẫn hệ bạch huyết; Xông hơi hồng ngoại (Infrared Sauna)...

Da

Cơ thể con người luôn cố gắng để loại bỏ độc tố bằng nhiều cách khác nhau. Nếu gan, thận và phổi không hoàn thành nhiệm vụ thải độc của mình, cơ thể cần được giúp đỡ từ da.

Bề mặt da chiếm diện tích lớn nhất trên cơ thể, đây được coi là bộ phận thải độc lớn nhất và quan trọng nhất. Da bài tiết chất độc thông qua tiết mồ hôi với chất điện giải cũng như giải phóng nhiệt. Thậm chí, các loại chất thải và chất độc khác được bài tiết qua da dưới dạng phát ban, vết mẩn ngứa.

Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng để thúc đẩy khả năng thải độc của da, bạn có thể áp dụng chải da khô, tích cực tập thể dục, tắm với muối Epsom và xông hơi. Luôn phải nhớ rằng, uống đủ nước là chìa khóa để thúc đẩy ra mồ hôi mạnh mẽ.

Các thực phẩm và thảo dược giúp hỗ trợ da thải độc: Việt quất, bắp cải tím, củ dền, quả óc chó, hạt hướng dương, tầm ma gốc lạ, cuống/rơm yến mạch...

Vì da rất dễ dàng bị nhiễm nhiều độc tố, tổn thương nhất, vậy nên hãy kiểm tra kỹ thành phần của các sản phẩm chăm sóc da để chắc chắn rằng chúng không chứa các chất độc hại như: Hương liệu tổng hợp/fragrance, paraben (methylparaben, ethylparaben, butylparaben, propylparaben, isobutylparaben), natri lauryl/laureth sulfate, petrolatum, phthalate, formaldehyde, oxybenzone... Tốt nhất, hãy lựa chọn mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da tự nhiên hay organic.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp