Đi xe bus mùa dịch Covid-19: Hành khách cần làm gì để đảm bảo an toàn?

Cách để phòng tránh dịch lây nhiễm Covid-19 trên xe bus

Cách sử dụng “khẩu trang điện tử” Bluezone truy vết Covid-19

COVID-19: Có nên sử dụng tỏi để tăng cường sức đề kháng?

Khẩu trang nào ngăn chặn Covid-19 hiệu quả?

Dịch Covid-19: Bỏ thuốc lá trước khi quá muộn

Sáng ngày 6/8, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết đã ghi nhận thêm 4 ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng. Đặc biệt, có 1 trường hợp ở Hà Nội là nhân viên điều hành xe bus của Xí nghiệp xe bus 10-10.

Xe bus là phương tiện di chuyển thông dụng, lượng hành khách tham gia mỗi ngày rất lớn. Vì vậy, công tác phòng dịch bệnh Covid-19 trên xe bus cần được chú trọng. Đặc biệt, mỗi hành khách cần nâng cao ý thức, trang bị cho mình những biện pháp phòng dịch để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Hành khách cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo hành khách khi tham gia phương tiện giao thông công cộng cần thực hiện 9 điều sau để phòng tránh lây nhiễm Covid-19:

1. Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở nên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

2. Luôn sử dụng khẩu trang đúng cách trong quá trình di chuyển, khi tham gia phương tiện giao thông công cộng và tại nơi công cộng.

3. Che kín miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc mặt trước khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi dựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định.

4. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa trên 60% nồng độ cồn đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, thải bỏ khăn giấy và khi rời khỏi phương tiện giao thông.

5. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng. 

6. Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt, nói chuyện, ăn uống trên phương tiện giao thông.

7. Không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng.

8. Nếu thấy bản thân hoặc hành khách cùng đi có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở nên thông báo ngay cho người quản lý phương tiện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời và tránh tiếp xúc gần với hành khách đó.

9. Sau khi kết thúc chuyến đi, nếu có xuất hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, liên hệ đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (1900 9095 hoặc 1900 3228) để được tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện giao thông bạn đã đi, đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

Khuyến cáo dành cho nhân viên vận hành xe bus

Đối với nhân viên vận hành xe bus, các nguồn phơi nhiễm tiềm ẩn từ tiếp xúc với hành khách trên xe bus nhiễm Covid-19, chạm vào bề mặt mà người nhiễm Covid-19 đã chạm hoặc cầm vào…  

Để phòng tránh lây nhiễm nhân viên xe bus cần:

- Hạn chế tiếp xúc gần với hành khách, duy trì khoảng cách tối thiểu 2m khi có thể.

- Sử dụng găng tay nếu cần thiết để chạm vào các bề mặt bị nhiễm bẩn chất dịch của cơ thể.

- Thường xuyên làm sạch và khử trùng buồng lái.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.

-  Dọn dẹp vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác có nắp đúng nơi quy định, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

Tính đến 9h sáng nay, Việt Nam có tổng cộng 717 ca mắc Covid-19, trong đó có 381 người đã khỏi. 327 bệnh nhân đang điều trị, 9 người tử vong.
Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp