Đâu là chế độ ăn uống tốt cho người tiểu đường type 2?

Người bệnh tiểu đường không cần ăn kiêng nhưng cần cân đối lượng thức ăn để ổn định đường huyết (ảnh Vinmec)

Nghệ - loại thảo dược người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua

5 loại quả hạch tốt cho người bệnh đái tháo đường type 2

Người bệnh đái tháo đường có nên ngâm chân nước ấm không?

Những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Dược sỹ trả lời:
Chào bạn,
Bạn chỉ nói mức đường huyết hiện nay đang tăng, nhưng cụ thể chúng tôi không rõ mức này là bao nhiêu. Cộng thêm cân nặng, cũng như thời gian mắc bệnh đái tháo đường hay tiểu đường type 2 của bạn chúng tôi cũng chưa được biết. Do đó, chúng tôi xin được trao đổi để giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ ăn chung, tránh mắc sai lầm để điều trị bệnh tiểu đường type 2 được tốt hơn:
Lời khuyên chung trong chế độ ăn của người tiểu đường
Quan niệm người bệnh tiểu đường type 2 phải ăn kiêng là không chính xác. Bạn có thể ăn tất cả các loại thức ăn, không cần phải kiêng, hạn chế bất kỳ một loại thức ăn nào cả. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên ăn đầy đủ chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, trong đó chất bột đường chiếm một nửa năng lượng. Bạn có thể lựa chọn linh hoạt các loại thức ăn dựa vào năng lượng của từng loại thực phẩm và nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều lần (có thể 5 - 6 lần) và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp
Mặc dù không cần phải ăn kiêng, nhưng ăn gì, ăn thế nào, ăn với lượng bao nhiêu sẽ cần tính toán cụ thể và cân đối sao cho giữ được mức đường huyết ổn định, phòng ngừa các bệnh mắc kèm như huyết áp, mỡ máu cao. 
Cách lên thực đơn chuẩn cho người tiểu đường type 2
Để xây dựng được thực đơn phù hợp, người bệnh cần biết được cân năng lượng lý tưởng và nhu cầu năng lượng cho hoạt động thường ngày. Đối với những người bệnh chỉ lao động nhẹ nhàng như nội trợ thì nhu cầu năng lượng là 25 kcal/kg, nếu cường độ hoạt động mạnh hơn như đi chợ hay tham gia các hoạt động xã hội thì nhu cầu năng lượng là 30 kcal/kg, còn đối với những người lao động nặng như chở hay vận chuyển hàng thì cần 35 kcal/kg. Với người bệnh tiểu đường có thể trạng gầy muốn tăng cân, tổng năng lượng trong ngày có thể cộng thêm 300 - 500kcal. 
Ví dụ một người 50kg làm nội trợ thì nhu cầu năng lượng của cơ thể hằng ngày khoảng 1.500kcal, trong đó tinh bột chiếm một nửa khoảng 700kcal. Một bát bún phở khoảng 400kcal, một bát cơm trắng khoảng 200kcal. Nếu bạn muốn ăn thêm các thực phẩm chứa chất bột đường như xoài, chuối thì các phần này chỉ chiếm khoảng 100kcal hoặc nếu bạn muốn ăn ngô, khoai thì phải giảm lượng cơm hằng ngày. 
Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu bữa 1 ngày là hợp lý?
Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần (có thể 5 - 6 lần) và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp. Bạn nên ăn nhiều hơn vào bữa sáng, bữa trưa, ăn ít hơn vào buổi tối. 
Chế độ ăn uống hợp lý ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị của người bệnh tiểu đường type 2. Hy vọng qua câu trả lời trên bạn đã nắm được phương pháp xây dựng thực đơn hằng ngày phù hợp.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Dược sỹ Lê Giang
Gợi ý thực phẩm chức năng tốt cho người tiểu đường
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex, với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết lâu dài
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch… ở người tiểu đường type 2, người tiền tiểu đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Sử dụng TPCN Glutex thường xuyên để giúp cân bằng đường huyết, thảnh thơi sống trọn niềm vui!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng