Dấu hiệu bà bầu bị thiếu máu và cách khắc phục

Thiếu máu nặng trong thời kỳ mang thai đặc biệt nguy hiểm

Bà bầu thiếu máu: Nên ăn gì, uống gì?

Những thực phẩm người bị thiếu máu không nên bỏ qua

Người ăn chay làm sao để không bị thiếu máu?

Dấu hiệu thiếu máu bất thường bạn không nên bỏ qua!

Phụ nữ dễ bị chứng thiếu máu trong thai kỳ?

Thông thường, khi mang thai, nhu cầu về dinh dưỡng của bà bầu thường tăng lên so với bình thường. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng và không đủ, người mẹ sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu hụt các thành phần tạo máu. Thiếu máu kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả bà bầu và thai nhi.

Những bà mẹ tuổi teen dễ bị thiếu máu hơn các đối tượng khác. Theo TS. Richa Jagtap - Trung tâm Sinh sản Nova IVI (Mumbai, Ấn Độ): “Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai ít hơn 3 năm, cơ thể sẽ không có đủ sắt dự trữ, điều này khiến bà bầu có nguy cơ bị thiếu máu”.

Thiếu máu khi mang thai khiến bà bầu mệt mỏi

Dưới đây là một số loại thiếu máu mà bà bầu thường gặp khi mang thai: 

Thiếu máu do thiếu sắt: Đây là dạng thiếu máu thường gặp nhất ở Phụ nữ mang thai. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để sản xuất đủ lượng hemoglobin. Hemoglobin là một protein giàu sắt nằm trong các tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể.

Thiếu máu do thiếu acid folic: Acid folic là vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào mới, trong đó có hồng cầu, bạch cầu. Khi bị thiếu máu do nguyên nhân này, phụ nữ mang thai sẽ được bổ sung acid folic theo chỉ định của bác sỹ.

Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Vitamin này rất cần thiết cho cơ thể để giúp hình thành các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh. Thiếu vitamin B12 phổ biến ở Phụ nữ không ăn các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm và thịt.

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 thường gặp ở những người ăn kiêng

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu trong thai kỳ là gì?

Các triệu chứng thường gặp nhất khi phụ nữ mang thai bị thiếu máu:

- Mệt mỏi

- Ít tăng cân

- Tăng huyết áp thai kỳ

- Chóng mặt

- Khó thở

Bà bầu thường bị khó thở do thiếu máu 

- Rối loạn nhịp tim

- Khó tập trung

 Làm thế nào thiếu máu ảnh hưởng đến thai kỳ?

Thiếu máu nhẹ khi mang thai thường chỉ ảnh hưởng đến người mẹ. Tuy nhiên, nếu người mẹ bị thiếu máu trầm trọng trong thời kỳ mang thai  thì có thể cản trở sự phát triển của thai nhi trong tử cung dẫn đến suy dinh dưỡng thai nhi, thai chết lưu, trẻ sinh nhẹ cân và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Điều trị thiếu máu khi mang thai thế nào?

- Bổ sung sắt bằng thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng. Muối sắt thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thiếu máu.

- Bổ sung acid folic có thể kết hợp với bổ sung sắt.

- Bổ sung Vitamin B12 hoặc ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, trứng, sữa.

- Bổ sung Vitamin C hàng ngày giúp tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt. Vitamin C có thể được bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày, nó hòa tan trong nước và không tích trữ trong cơ thể.

Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn

- Tăng cường lượng sắt qua chế độ ăn uống. Sắt từ động vật có nhiều trong các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ. Sắt từ thực vật thường có trong các loại rau xanh như bông cải, củ cải, các loại đậu. 

- Nếu hàm lượng sắt của người mẹ quá thấp, bác sỹ có thể chỉ định tiêm thêm sắt hoặc truyền máu cho người mẹ. 

Nếu được điều trị, hàm lượng sắt sẽ đạt mức bình thường trong vài tuần. Nếu tình trạng thiếu máu vẫn tiếp diễn, bác sỹ sẽ xét nghiệm để biết thiếu máu do nguyên nhân nào khác nữa hay không. Ngay cả sau khi sinh, các bà mẹ vẫn nên bổ sung sắt thường xuyên để bù lại việc mất máu trong quá trình sinh. Việc theo dõi xét nghiệm máu thường được thực hiện trong 6 tuần sau sinh.

Lưu ý: Viên sắt có thể gây táo bón, rối loạn dạ dày. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tăng cường chất xơ và nước trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn hoặc bổ sung chất làm mềm phân để giảm bớt tác dụng phụ.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp