Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin, khoáng chất

Ngứa chân có thể là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu vitamin

Thiếu vitamin B12, có nên bổ sung bằng TPCN?

Vì sao vitamin B lại quan trọng với phụ nữ mang thai và em bé?

5 loại vitamin giúp cho mái tóc dày và chắc khỏe

Bảng xếp hạng thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe

Vitamin B6

Hơn 10% những người được khảo sát có mức độ thấp của vitamin B6, sự thiếu hụt vitamin phổ biến nhất trong báo cáo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Cơ thể bạn cần vitamin B6 cho hơn 100 phản ứng enzyme khác nhau trong cơ thể và nó cần thiết trong thai kỳ để não bộ thai nhi phát triển một cách bình thường. Các triệu chứng của việc thiếu hụt vitamin B6 là ngứa, phát ban, loét miệng. Bạn có thể bổ sung B6 bằng cách ăn cá ngừ, cá hồi, thịt gà, thịt bò, ngũ cốc...

Sắt

phụ nữ độ tuổi sinh đẻ hay bị thiếu sắt. Sắt quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển của tế bào, giúp cơ thể tạo ra hemoglobin, một protein trong các tế bào máu đỏ mang oxy đến tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Nếu bạn đang thiếu chất sắt, các triệu chứng thường không xuất hiện ngay ngay lập tức vì cơ thể sẽ sử dụng lượng sắt đã được tích trữ. Khi mức độ sắt xuống đỉnh điểm, thiếu máu do thiếu sắt sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lạnh ngắt chân tay. Phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi sinh đẻ cần 18 mg sắt, trong khi ở người bình thường là 8 mg sắt mỗi ngày. Sắt có nhiều trong thịt nạc, hải sản, gia cầm, ngũ cốc, một số loại đậu, các loại hạt, trái cây sấy khô.

Vitamin D

Khoảng 8% những người được khảo sát có sự thiếu hụt vitamin D. Vitamin D có tác dụng bảo vệ sức khỏe thần kinh và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu vitamin D giảm quá thấp, xương của bạn sẽ đau nhức, có nguy cơ cao bị gãy xương. Cơ thể tổng hợp vitamin D chủ yếu qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và một số loại thực phẩm như trứng, sữa, cá...

Cơ thể tổng hợp vitamin D chủ yếu qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 

Vitamin C

Theo FDA, khoảng 6% những người được khảo sát có mức độ thấp của vitamin C (acid ascorbic). Vitamin C giúp cơ thể chống lại các gốc tự do để làm chậm quá trình lão hóa. Nó cũng giúp vết thương chóng lành và cải thiện chức năng miễn dịch. Thiếu hụt vitamin C gây viêm nướu, đau khớp... Nhu cầu vitamin C hàng ngày phụ thuộc vào tuổi tác, mặt bằng chung nam giới trưởng thành cần 90 mg và phụ nữ là 75 mg. Vitamin C có nhiều trong cam, ớt đỏ, kiwi, khoai tây nướng, dâu tây...

Vitamin B12

Khoảng 2% những người được khảo sát trong báo cáo của FDA bị thiếu hụt vitamin B12 và nó trở nên phổ biến hơn khi tuổi tác tăng cao. Vitamin B12 giữ cho các dây thần kinh và các tế bào máu luôn khỏe mạnh. Nếu bạn đang thiếu B12, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi,  ngứa ran ở bàn tay bàn chân. Bạn có thể bổ sung vitamin B12 qua gan bò, trai, gia cầm, ngũ cốc...

Vitamin A, vitamin E, folate

Chỉ có khoảng 1% những người được khảo sát có sự thiếu hụt folate, vitamin A và E.

Vitamin A giúp gia tăng thị lực, cải thiện sức khỏe miễn dịch và hỗ trợ tim, phổi, thận làm việc đúng cách. FDA khuyến cáo, người từ 4 tuổi trở lên cần nhận được 5.000 IU vitamin A từ thực phẩm như thịt, cá hồi, dưa đỏ, mơ và sữa.

Vitamin E giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại do ô nhiễm không khí và cải thiện sức đề kháng. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt, rau bina, bông cải xanh và ngũ cốc. Thiếu vitamin E gây suy giảm thị lực, mất cảm giác ở chân tay.

Folate rất quan trọng trong quá trình mang thai để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Folate cũng được tìm thấy tự nhiên trong các loại rau, các loại hạt, đậu và nước cam.

M. Hiếu H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng