Những dấu hiệu ở miệng và cơ thể cảnh báo bạn bị thiếu vitamin B12

Loét miệng, lưỡi đỏ... có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 gây ra hệ quả gì?

Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

Có nên dùng biotin để kích thích tóc mọc nhanh?

Thiếu protein và vitamin B12 vì không ăn thịt đỏ, phải làm sao?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin B12

Vitamin B12 rất cần thiết cho cơ thể để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nó cũng hỗ trợ hệ thống thần kinh và tổng hợp DNA. Thiếu vitamin B12 có thể khiến cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu lớn bất thường.

Theo NHS (Anh), nếu bạn bị đau, đỏ lưỡi và loét miệng, đây có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu vitamin B12. Những người bị thiếu vitamin B12 cũng có cảm giác nóng rát và ngứa trong miệng. Bởi lẽ, khi cơ thể bạn không có đủ loại vitamin nhóm B này, quá trình tổng hợp ADN trở nên suy yếu. Các tế bào biểu mô của miệng bắt đầu phân chia nhanh chóng và gây ra viêm lưỡi, viêm môi bong vảy, viêm lở miệng tái hồi và nấm miệng. Các triệu chứng của viêm lưỡi có thể xuất hiện không liên tục hoặc cũng có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.

Mệt mỏi cực độ có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu vitamin B12

Ngoài những dấu hiệu ở miệng trên, những người bị thiếu vitamin B12 cũng có các dấu hiệu sau: 

- Cực kỳ mệt mỏi

Thiếu năng lượng

- Yếu cơ

- Cảm giác như kiến bò, hơi tê tê

- Giảm thị lực

- Trầm cảm, thay đổi tâm trạng

- Vấn đề trí nhớ, trí thông minh và khả năng phán đoán

Ai có nguy cơ bị thiếu vitamin B12

Theo thông tin được đăng tải trên trang Harvard Health, tuổi tác là một yếu tố nguy cơ gây thiếu vitamin B12. Khi chúng ta già đi, dạ dày chúng ta sản xuất ít dạ dày. Tình trạng này được gọi là viêm teo dạ dày. Viêm teo dạ dày có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12 của cơ thể. 

Kết quả hình ảnh cho ăn thuần chayNhững người ăn uống thuần chay có nguy cơ bị thiếu vitamin B12

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống co giật và thuốc ức chế bơm proton (PPI), cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 của cơ thể. Thêm vào đó, những người ăn thuần chay hoặc có chế độ ăn uống không đa dạng cũng có nguy cơ bị thiếu vitamin B12. 

Điều trị thiếu vitamin B12 như thế nào? 

Thiếu vitamin B12 chủ yếu được điều trị bằng thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Hai dạng vitamin B12 dạng tiêm phổ biến là Cyanocobalamin và Hydroxocobalamin đều có tác dụng tạo máu. Ngoài dạng tiêm, bạn cũng có thể bổ sung vitamin B12 dưới nhiều dạng như viên nang, viên nén...

Vitamin B12 có rất nhiều tên biệt dược và dạng bao bì. Hãy đọc hướng dẫn dùng sản phẩm cẩn thận cho mỗi sản phẩm vì hàm lượng vitamin B12 có thể khác nhau ở các sản phẩm.

Bạn có thể bổ sung vitamin B12 dạng uống hoặc dạng tiêm khi bị thiếu vitamin B12

Trong một số trường hợp, cải thiện chế độ ăn uống của bạn có thể giúp điều trị tình trạng thiếu vitamin B12. Các thực phẩm giàu vitamin B12 bạn nên thêm vào chế độ ăn uống là: Thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm được bổ sung thêm vitamin B12... Nếu bạn là người ăn chay hay thuần chay, hãy lựa chọn các sản phẩm có nhãn ghi đã được bổ sung thêm vitamin B12. 

Thanh Tú H+ (Theo Express)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng