Mệt mỏi và đau cơ: Thiếu nhiều dưỡng chất rồi nhé!

Mệt mỏi, đau nhức bắp thịt có thể là dấu hiệu của việc cơ thể đang thiếu hụt một số dưỡng chất thiết yếu

Dưỡng chất nào giúp giảm đường huyết?

Silica - Dưỡng chất thiên nhiên cho vẻ đẹp làn da

Thai phụ cần vitamin và các dưỡng chất bổ sung nào?

11 loại trái cây cung cấp dưỡng chất rất tốt trong mùa hè

Theo Kate Patton - một chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Cleveland (Ohio, Hoa Kỳ), thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm thay đổi quá trình và chức năng của các tế bào bên trong cơ thể. Nó bao gồm quá trình cân bằng nước điện giải, chức năng enzyme, truyền tín hiệu thần kinh, tiêu hóa và chuyển hóa. Đặc biệt, thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Chẳng hạn như, thiếu hụt calci và vitamin D có thể gây loãng xương, gãy xương, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. 

1. Calci

Calci có tác dụng duy trì xương chắc khỏe, kiểm soát cơ bắp và chức năng thần kinh. Dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu calci là mệt mỏi, đau cơ, nhịp tim bất thường và chán ăn. Bạn có thể bổ sung calci qua các loại thực phẩm như sữa, sữa chua, pho mát, nước cam và các loại rau lá xanh.

2. Vitamin D

Vitamin D cũng rất quan trọng cho sức khỏe của xương. Hơn nữa, thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài có thể làm mềm xương. Triệu chứng cơ thể thiếu hụt vitamin D thường không rõ ràng, đó có thể là cảm giác mệt mỏi và đau nhức ở các bắp thịt. Vitamin D có nhiều trong sữa, các loại cá (cá hồi, cá ngừ) và cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

3. Kali

Kali giúp cho thận, tim và các cơ quan khác thực hiện đúng chức năng vốn có. Tiêu chảy hoặc nôn, ra mồ hôi quá nhiều, sử dụng thuốc kháng sinh, các bệnh mạn tính như rối loạn ăn uống và bệnh thận là những nguyên nhân khiến kali trong cơ thể bị hao hụt. Các triệu chứng báo hiệu bạn cần bổ sung kali là sụt cân, táo bón và nhịp tim bất thường. Chuối, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, rau quả và các loại đậu là các loại thực phẩm giàu kali.

Sụt cân có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu kali

4. Sắt

Sắt giúp tạo ra các tế bào máu đỏ. Lượng sắt quá thấp sẽ gây ra thiếu máu, từ đó khiến bạn mệt mỏi, chếnh choáng. Bạn cũng có thể nhận thấy làn da sẽ trở nên nhợt nhạt, tóc rụng nhiều. Để gia tăng nồng độ sắt, bạn cần tăng cường ăn ngũ cốc, thịt bò, sò, đậu và rau bina.

5. Vitamin B12

Vitamin B12 hỗ trợ sản xuất DNA có tác dụng dẫn truyền thần kinh trong não. Ăn chay giảm cân là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể thiếu hụt vitamin B12. Dấu hiệu của việc thiếu hụt B12 bao gồm tê chân, tay hoặc bàn chân, khó đi lại, chóng mặt, mệt mỏi, sưng, viêm lưỡi, suy giảm trí nhớ…

Vitamin B12 có nhiều trong cá, thịt gà, sữa tươi và sữa chua. Nếu bạn đang ăn chay, hãy chọn các loại thực phẩm chay có bổ sung B12, chẳng hạn như sữa không kem, sản phẩm thay thế thịt và ngũ cốc ăn sáng.

6. Folate

Folate (hoặc acid folic) là một vitamin rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Thiếu folate có thể gây ra sự sụt giảm lớn các tế bào máu đỏ và làm gia tăng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Triệu chứng của việc thiếu hụt folate là mệt mỏi, loét miệng, sưng lưỡi. Bạn có thể bổ sung folate bằng cách tăng cường ăn ngũ cốc, các loại đậu, rau lá xanh…

7. Magne

Magne giúp xương chắc khỏe. Thiếu hụt magne có thể gây chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi và suy nhược. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, thiếu magne có thể dẫn đến tê, co giật, nhịp tim bất thường, nồng độ kali và calci thấp. Các loại thực phẩm chứa nhiều magne bao gồm hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, rau bina, đậu đen…

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng