Đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể bằng chế độ ăn

Rau mùi là loại thực phẩm giúp đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể rất tốt

Kim loại nặng gây hại gì với sức khỏe con người?

Làm sao để bảo vệ cơ thể khỏi các kim loại nặng?

Thanh lọc kim loại nặng ra khỏi cơ thể nhờ tảo lục chlorella

Điều gì xảy ra khi ăn phải thuỷ hải sản nhiễm độc?

Đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể giúp ích gì?

- Giảm các gốc tự do; 
- Cải thiện mức năng lượng; 
- Tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe đường ruột; 
- Cải thiện chức năng tiêu hóa
- Khả năng chú ý, ghi nhớ và học tập tốt hơn; 
- Da dẻ khỏe mạnh hơn; 
- Cải thiện rối loạn nhận thức và bệnh tự miễn. 

Làm sao để đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể?

Cách phổ biến nhất là áp dụng liệu pháp chelation. Đây là một liệu pháp y tế, sẽ giúp loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể bằng cách liên kết với các phân tử, cho phép chúng hòa tan và bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Liệu pháp này cần được bác sỹ thực hiện, tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng như loại bỏ các khoáng chất thiết yếu và suy giảm nhận thức. 

Ngoài ra, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thảo mộc, chất bổ sung giúp phân tách kim loại thành các phân tử nhỏ hơn để chúng có thể được loại bỏ ra ngoài qua nước tiểu, phân, mồ hôi, thậm chí cả hơi thở. 

Giải độc kim loại nặng bằng chế độ ăn và chất bổ sung

Rau lá xanh đậm: Các loại rau lá xanh đậm là những thực phẩm giúp đào thải kim loại nặng mạnh nhất. Bạn hãy ăn cải xoăn, cải cầu vồng, rau cải lông, rau bina, lá củ cải. Bông cải xanh cũng là một thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp chất chống oxy hóa và giảm viêm. 

Các loại thảo mộc và gia vị: Các loại thảo mộc chống viêm, chống oxy hóa và gia vị như húng quế, rau mùi tây, rau oregano, hương thảo, húng tây, gừng, nghệ, quế và rau mùi có thể giúp loại bỏ kim loại nặng. Rau mùi là một trong những loại thảo mộc tốt nhất để giải độc và có thể giúp giảm sự tích tụ kim loại nặng như thủy ngân và chì trong cơ thể. 

Bổ sung gia vị và thảo mộc sẽ giúp đào thải kim loại nặng

Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có thể làm giảm thiệt hại gây ra bởi độc tính kim loại nặng, giúp chống oxy hóa. Các loại thực phẩm giàu vitamin C gồm các loại trái cây họ cam quýt như cam và bưởi, rau xanh như rau bina và cải xoăn, tất cả các loại quả mọng, bông cải xanh, kiwi, đu đủ, ổi và ớt chuông. 

Tỏi và hành tây: Hai loại củ này chứa lưu huỳnh, giúp gan thải độc kim loại nặng như chì và asen. 

Nước: Uống 240ml nước hoặc nước rau ép mỗi 2 giờ sẽ giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể tốt hơn. 

Hạt lanh và hạt chia: Chúng cung cấp acid béo omega-3 và chất xơ, có thể giúp đào thải độc tố khỏi đại tràng và giảm viêm. 

Nước hầm xương: Nước hầm xương cung cấp khoáng chất quan trọng, tốt cho gan bằng cách cung cấp glutathione. Nó cũng cung cấp các acid amin tốt cho các cơ quan trong cơ thể.

Tảo lục Chlorella: Tảo lục có thể giúp hấp thu các kim loại nặng như chì và thủy ngân. Bạn có thể dùng tảo lục Chlorella ở dạng bột hoặc dạng viên nén.

Cây kế sữa: Đây là một trong những loại thảo mộc phổ biến nhất để giải độc gan. Silybin là thành phần có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế sự gắn kết các độc tố với các thụ thể màng tế bào, làm giảm tổn thương gan. 

Probiotics: Có thể giúp cải thiện giải độc ruột và giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Than hoạt tính: Bề mặt xốp của than hoạt tính có điện tích âm khiến các độc tố và khí tích điện dương kết dính với nó. Than hoạt tính mạnh đến nỗi nó được sử dụng như một phương pháp điều trị khẩn cấp để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể rất nhanh. Nó chứa đầy carbon, có thể giúp loại bỏ kim loại nặng và các chất độc khác. 

Bạn nên tìm than hoạt tính được làm từ vỏ dừa hoặc các loài gỗ được xác định có hạt cực mịn. Bất cứ khi nào bạn sử dụng than hoạt tính, bắt buộc phải uống 12–16 ly nước mỗi ngày.

Thực phẩm cần tránh khi muốn đào thải kim loại nặng

Cá: Cá, đặc biệt là cá từ nơi không kiểm soát được chất lượng, có thể chứa kim loại nặng như dioxin và PCB có độc tính cao. Bạn nên tránh ăn cá kiếm, cá mập, cá thu và cá ngừ mắt to. Bạn vẫn nên ăn cá nhiều lần mỗi tuần, chỉ cần lựa chọn loại cá chứa ít thủy ngân và mua tại địa chỉ uy tín. 

Các chất gây dị ứng thực phẩm: Nếu cơ thể bạn chống lại các chất gây dị ứng và đối phó với mức độ viêm cao, cơ thể sẽ không thể giải độc do ngộ độc kim loại nặng. 

Thực phẩm có chất phụ gia: Phụ gia có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngộ độc và giảm khả năng giải độc của cơ thể. 

Rượu: Uống quá nhiều rượu không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn có thể gây cản trở cho quá trình đào thải kim loại nặng. 

Vân Anh H+ (Theo draxe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp