COVID-19: Có nên sử dụng tỏi để tăng cường sức đề kháng?

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể là cách tốt nhất ngăn chặn virus lạ gây bệnh

Uống kháng sinh làm suy yếu hệ miễn dịch: 3 cách để cải thiện

Ăn ổi giúp tăng cường hệ miễn dịch?

Uống nước giúp tăng cường hệ miễn dịch?

Vệ sinh răng miệng sai cách có thể ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch

Vì sao tỏi giúp tăng cường sức đề kháng?

Theo nghiên cứu, củ tỏi có chứa hợp chất gọi là alliin, khi nó được nghiền nát (nhai, cắt lát) thì enzym alliinase sẽ chuyển đổi alliin thành allicin – hợp chất chính mang đến mùi vị đặc trưng của tỏi.

Hợp chất này đã được chứng minh là giúp tăng cường phản ứng chống lại bệnh tật của một số tế bào bạch cầu trong cơ thể khi chúng gặp virus, chẳng hạn như virus gây cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Do đó, allicin được cho là mang đến cho tỏi đặc tính dược liệu giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tỏi sống được ví là một loại kháng sinh tự nhiên

Tuy nhiên, đặc tính dược liệu này có thể bị vô hiệu hóa bởi nhiệt. Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần cho tỏi vào lò vi sóng khoảng 60 giây, enzym alliinase đã có thể bị vô hiệu hóa. Do đó, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nghiền nát tỏi khoảng 10 phút trước khi nấu có thể giúp ngăn ngừa các tính chất dược liệu của tỏi bị mất đi.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế thông tin, ngoài là một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp, tỏi còn được ví là một loại kháng sinh tự nhiên – vũ khí hữu hiệu chống lại rất nhiều bệnh như cảm cúm, viêm đường hô hấp; chữa tăng huyết áp, mỡ máu, giảm đường huyết, phòng chống ung thư… Trong tỏi có chứa nhiều tinh dầu (giàu glucogen và chất kháng sinh allicin, fitonxit) có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn vitamin (A, B, C, D, PP) và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể.

Thế nhưng, bạn cần lưu ý, tỏi chỉ là nguồn dinh dưỡng góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể, chứ không phải là phương pháp đặc trị có tác dụng ngăn ngừa nhiễm hay bảo vệ mọi người khỏi COVID-19.

Tỏi ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi làm giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu, giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như rút ngắn thời gian bị bệnh.

Một nghiên cứu đã cho 146 tình nguyện viên khỏe mạnh bổ sung tỏi hoặc giả dược trong 3 tháng. Kết quả cho thấy, nhóm người dùng tỏi có nguy cơ bị cảm lạnh thấp hơn 63% và thời gian bị bệnh của họ cũng ngắn hơn 70%.

Do đó, theo các nhà nghiên cứu, nếu bạn bị bệnh, ăn tỏi có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, giúp bạn phục hồi nhanh hơn, thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh hoàn toàn.

Cách ăn tỏi tăng cường hệ miễn dịch

Bạn có thể nhận được lợi ích từ tỏi bằng cách ăn 2-3 tép tỏi mỗi ngày. Liều lượng khuyến nghị là 600-1.200mg/ngày. Cách tốt nhất là ăn tỏi tươi, hoặc chế biến thành dấm tỏi, rượu tỏi... để sử dụng.

Một số cách khác giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể:

- Bổ sung probiotic: Là cách dễ dàng nhất giúp tăng cường vi khuẩn có lợi giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

- Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

- Không hút thuốc.

- Tránh tiêu thụ rượu quá mức.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp