Có nên cho trẻ sơ sinh uống sữa đặc?

Ngoài sữa mẹ, trẻ sơ sinh chỉ nên sử dụng sữa công thức phù hợp với độ tuổi

5 bí quyết giúp cha mẹ dạy trẻ tự xúc ăn

Thực phẩm lý tưởng cho thực đơn ăn dặm của trẻ

Tự làm nước dashi chay cho bé ăn dặm và nấu món Nhật thêm ngon

Nên pha sữa cho trẻ bằng nước gì?

Trẻ sơ sinh dùng sữa đặc có đường có nguy cơ thiếu máu

Tối 15/11, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận điều trị cho bé trai 6 tháng tuổi, nặng đến 9kg nhưng thiếu sắt, thiếu máu mức độ nặng. Sau khi khai thác bệnh sử, các bác sỹ được biết bé bị ba mẹ bỏ rơi, sống với bà nội. Điều kiện kinh tế còn khó khăn, người bà chỉ đủ điều kiện nuôi bé bằng sữa đặc có đường. Bé lớn dần với một cơ thể bụ bẫm, nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng và vi chất.

Không ít phụ huynh giữ thói quen cho trẻ sơ sinh sử dụng sữa đặc có đường thường xuyên, thậm chí thay thế cho sữa mẹ. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chỉ có thể tiêu hóa các dưỡng chất có trong sữa mẹ và sữa công thức. Ngoài ra, hàm lượng các dưỡng chất trong sữa đặc không thích hợp đối với trẻ, có thể gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ. Các nhãn hàng, nhà sản xuất sữa cũng khuyến cáo, không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng sữa đặc.

Trẻ dưới 12 tháng không nên sử dụng sữa đặc có đường

Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa đặc có đường thường trông rất bụ bẫm, do lượng đường lớn có trong chế độ ăn. Tuy nhiên, da dẻ trẻ thường tái nhợt, trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn về sau. Phụ huynh cần thay đổi suy nghĩ trẻ mập mạp là tốt, là đầy đủ dinh dưỡng.

Dinh dưỡng an toàn cho trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên uống sữa bò, sữa đặc và sữa hạt (sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân). Trong trường hợp mẹ không đủ sữa cho trẻ, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa Nhi về các sản phẩm sữa công thức phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Từ tháng thứ 6, trẻ đã có thể tập ăn dặm với những món ăn mềm, cân bằng dinh dưỡng với nguồn đạm từ động vật. Nếu nghi ngờ trẻ thiếu máu hay mắc các bệnh lý khác, phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đi khám bệnh thường xuyên.

Người mẹ cần thận trọng khi dùng sữa bò trong quá trình cho con bú

Trong quá trình cho con bú, người mẹ cũng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Các biện pháp kích sữa an toàn như massage giúp mẹ có đủ sữa để nuôi trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi uống sữa tươi, sữa đặc có đường. Sữa đặc chứa lượng đường và calorie cao, không thích hợp với chế độ ăn dành cho bà bầu. Trong khi đó, protein trong sữa bò có thể gây dị ứng với đường ruột của trẻ nhỏ, khiến trẻ có biểu hiện tiêu chảy, nổi mề đay dù chỉ bú sữa mẹ.

Sau 12 tháng, khi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển cứng cáp, trẻ mới có thể sử dụng sữa đặc. Thành phần như calci, vitamin D có trong sữa đặc lúc này đặc biệt có ích đối với sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng sữa đặc điều độ, pha loãng vừa phải vì lượng đường cao có thể gây sâu răng cho trẻ nhỏ.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ