Những điều cần tránh khi sử dụng tinh dầu

Tinh dầu đậm đặc có thể gây dị ứng, nên cần được sử dụng thận trọng

Loại tinh dầu nào giúp giảm đau đầu, đau nửa đầu?

7 loại tinh dầu giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên

Tinh dầu quế giúp chăm sóc da hiệu quả, bớt căng thẳng?

Cải thiện thể chất và tinh thần với tinh dầu ngọc lan tây

Tinh dầu là sản phẩm chưng cất từ các bộ phận của thực vật, thảo mộc như lá, vỏ, hoa, rễ hay hạt. Mỗi loại tinh dầu được sản xuất theo công thức riêng, tạo ra nồng độ và tác dụng khác nhau. 

Tinh dầu có thể được dùng để xoa bóp, thoa trực tiếp lên da, xông hơi hoặc thêm vào các sản phẩm chăm sóc cơ thể như kem dưỡng ẩm, sữa tắm. Khi mua tinh dầu tại các trang thương mại điện tử, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và tham khảo ý kiến bác sỹ trong trường hợp sử dụng tinh dầu để hỗ trợ điều trị. Sử dụng tinh dầu lên da không đúng cách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe người sử dụng.

Thoa tinh dầu lên toàn cơ thể

Tinh dầu được chiết xuất từ thực vật không có nghĩa là an toàn tuyệt đối. Một số loại tinh dầu có thể sử dụng lên tay, chân nhưng không nên thoa lên những vùng nhạy cảm như mắt, mũi, miệng hoặc vùng kín. Tinh dầu sả, bạc hà và quế rất dễ gây kích ứng, do đó, bạn cần thử tinh dầu ở vùng da nhỏ ở tay, chân trước khi xoa bóp.

Không pha loãng trước khi sử dụng

Tinh dầu nguyên chất có độ đậm đặc cao, dễ gây kích ứng khi thoa trực tiếp lên da. Trộn tinh dầu với nước không có tác dụng giảm độ đậm đặc của tinh dầu, do đó bạn cần pha loãng chúng với các loại dầu nền hoặc sữa tắm. Dầu thực vật như dầu hạnh nhân, dầu quả bơ, dầu dừa là những loại dầu dẫn có thể tăng công dụng của tinh dầu trong việc massage thư giãn.  

Chọn nhầm tinh dầu

Không phải tinh dầu nào cũng có thể thoa trực tiếp lên da. Tinh dầu hạt thì là đen (cumin) thường được dùng trong nấu ăn có thể gây viêm da tiếp xúc, khiến da nổi mụn nước. Tinh dầu chiết xuất từ trái cây họ cam chanh như bưởi có thể khiến da kích ứng, dễ cháy nắng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Vùng da đỏ do dị ứng với tinh dầu đậm đặc

Ngược lại, tinh dầu xô thơm, tinh dầu khuynh diệp thường được dùng để xoa bóp, tạo cảm giác thư giãn và giải tỏa stress. Tuy nhiên, sử dụng chúng qua đường ăn uống có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thoa tinh dầu lên vùng da bị tổn thương

Tinh dầu có nồng độ cao có thể thấm sâu vào vùng da bị thương, vị viêm và gây ra dị ứng nghiêm trọng.

Bảo quản sai cách

Tinh dầu rất dễ bay hơi, vì thế bạn cần đóng chặt bình chứa tinh dầu sau khi sử dụng và cất giữ ở nơi tránh ánh nắng trực tiếp. Hầu hết các sản phẩm tinh dầu chỉ có hạn sử dụng dưới 3 năm. Tiếp xúc với khí oxy thường xuyên có thể khiến tinh dầu mất tác dụng hoặc biến chất. Nếu bạn nhận ra những thay đổi về màu sắc, mùi hoặc kết cấu, hãy loại bỏ tinh dầu đó. 

Cho trẻ nhỏ dùng tinh dầu

Tinh dầu lộc đề (wintergreen) không thích hợp với trẻ dưới 6 tuổi

Trẻ nhỏ và người cao tuổi nhạy cảm với tinh dầu hơn, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi cho những đối tượng này sử dụng tinh dầu. Tinh dầu bạch dương (birch) và tinh dầu lộc đề (một loại thảo dược có nguồn gốc ở Bắc Mỹ) có chứa methyl salicylate, một hóa chất có hại với trẻ dưới 6 tuổi. Bạn cũng cần cất giữ các loại tinh dầu ngoài tầm tay của trẻ nhỏ.

Quỳnh Trang H+ (Theo WebMD)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp