Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ học tiểu học

Trẻ nên ăn uống như thế nào để trẻ phát triển toàn diện?

Có nên cho trẻ ăn khoai lang thường xuyên để trị táo bón?

Giải pháp chống táo bón ở trẻ em trong độ tuổi đến trường

Mẹ nên ăn gì để trẻ sơ sinh không bị táo bón?

Những “thủ phạm” quen mặt dễ gây táo bón ở trẻ em

Giai đoạn tiểu học là thời điểm mà cơ thể trẻ tích lũy những chất dinh dưỡng cần thiết, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển nhanh chóng trong cuộc đời - lứa tuổi dậy thì.

Đây cũng là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, giúp trẻ có thể học hỏi được rất nhiều điều. Nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập cũng gia tăng.

Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ trong độ tuổi đến trường

Một số dưỡng chất thiết yếu với trẻ:

Protein (chất đạm) rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Nếu trẻ ăn không đủ protein có thể dẫn đến tình trạng sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và chậm phát triển chiều cao.

Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành… Nhu cầu protein với trẻ em tiểu học là:

6 tuổi: Năng lượng 1.600 calo; Protein 36gr.

7-9 tuổi: Năng lượng 1.800 calo; Protein 40gr.

10 - 12 tuổi: Năng lượng 2.100 - 2.200calo; Protein 50gr.

Có thể tính lượng protein của trẻ như sau: Cứ 100gr thịt nạc tương đương với 150gr cá hoặc tôm, 200gr đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn… thì cần giảm bớt lượng cơm.

Nguồn thực phẩm giàu protein

Calci là khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương (chiếm 99%), giúp xương vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Nhu cầu calci của trẻ thay đổi theo tuổi.

Trung bình, trẻ 6 tháng - 18 tuổi cần khoảng 400 - 700mg/ngày, tương đương 500 - 750ml sữa. Sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu sò, ốc hến, đậu hũ, các loại rau… là nguồn thực phẩm giàu calci.

Vitamin A rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng của trẻ. Thiếu vitamin A khiến trẻ bị quáng gà, chậm lớn. Thức ăn nhiều vitamin A là gan, cá, bò, lợn, dê, sữa, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, củ quả có màu đỏ/vàng (cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín, cam, đào...)

Vitamin D giúp tăng tổng hợp protein chuyên chở calci trong máu. Cơ thể hấp thu vitamin D từ thực phẩm như sữa, bơ, phomai, trứng, gan, tôm... Ngoài ra, bạn cần cho con "tắm nắng" từ 15-30 phút mỗi ngày, với cường độ ánh nắng nhẹ và diện tích da bộc lộ càng lớn càng tốt.

Một số điểm cần lưu ý

Đối với trẻ bị táo bón kéo dài, biếng ăn, chậm lớn, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng chứa thành phần ImmuneGamma, cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm

Sản phẩm giúp trị tận gốc chứng táo bón, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ.

Nên cho trẻ ăn cùng với gia đình, song các mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

- Cho trẻ ăn no vào bữa sáng: Nếu trẻ ăn quá ít hay nhịn ăn sáng dễ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học.

- Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.

- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón, cũng như cung cấp những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

- Cho trẻ ăn đúng bữa (chia 4 bữa 1 ngày, 3 bữa chính một bữa phụ), không ăn vặt, ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.

- Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập cho trẻ thói quen ăn nhạt.

- Ðến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, tránh tình trạng trẻ ăn quá ít hoặc quá nhiều.

- Tập cho trẻ thói quen uống nước kể cả khi không khát.

- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ, chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ