Ăn uống như thế nào theo từng độ tuổi để luôn khỏe mạnh?

Lựa chọn thực phẩm phù hợp với từng độ tuổi giúp bạn luôn khỏe mạnh

Sau cắt túi mật, ăn uống ra sao để nhanh phục hồi sức khỏe?

5 lưu ý trong chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu

Sau 40 tuổi, chị em nên thực hiện những thay đổi này trong chế độ ăn

Lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện hiệu quả nhất cho người đái tháo đường

18 - 35 tuổi - không nên cắt giảm lượng carbs

Cắt giảm lượng carbs không phải lúc nào cũng là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Ở tuổi vị thành niên và thành niên, bạn cần bổ sung đủ lượng carbohydrate để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động. Theo chuyên gia dinh dưỡng Catherine Colline: "Bộ não của bạn cần khoảng 120gr carbohydrate mỗi ngày để hoạt động bình thường. Lượng carbs này có thể dễ dàng được đáp ứng khi bạn ăn một bát cháo và 2 lát bánh mì vào bữa trưa."

Cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì những người có chế độ ăn nhiều carbohydrate giải phóng chậm ít có nguy cơ bị béo phì và bệnh tim trong cuộc sống sau này.

 Carbohydrate có vai trò quan trọng với các chức năng của não bộ

Thanh thiếu niên không nên áp dụng chế độ ăn kiêng không có sữa 

Hiện nay, có gần 250.000 thanh thiếu niên ở Anh áp dụng chế độ ăn thuần chay và tránh tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, không uống sữa khi áp dụng chế độ thuần chay có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gây ra tình trạng loãng xương trong cuộc sống sau này. Vì tuổi thiếu niên là thời gian xương phát triển nhiều nhất nên những người ở độ tuổi này nên bổ sung nhiều calci hơn so với những độ tuổi khác. Trong khi đó, sữa và các sản phẩm từ sữa lại là nguồn cung cấp calci dồi dào. Nếu không uống sữa và dùng các sản phẩm từ sữa bạn có nguy cơ cao bị thiếu calci

Thanh thiếu niên nên ăn thịt bò

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, với những người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ thì thịt đỏ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của não, máu, phổi và cơ bắp. Thịt đỏ là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho cơ thể. Ở độ tuổi teen, các cô gái thường bị thiếu hụt sắt và bạn có thể bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt bằng cách ăn các loại thịt đỏ.

Thanh thiếu niên nên ăn nhiều thịt đỏ để cung cấp protein và sắt cho cơ thể

Phụ nữ mang thai nên ăn măng tây và bông cải xanh

Phụ nữ có ý định mang thai cần hiểu rõ về vai trò của folate với sự hình thành của thai nhi. Folate được tìm thấy trong nhiều loại rau lá xanh như măng tây, bông cải xanh rất cần thiết cho sự hình thành ADN của trẻ. Thiếu hụt folate trong thai kỳ có thể khiến trẻ gặp một số vấn đề sức khỏe khi lớn lên. 

Người trong độ tuổi 36 - 65 tuổi nên bổ sung đủ chất béo

Tăng cân trong độ tuổi từ 45 - 60 có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở một số người. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên thực hiện chế độ ăn ít chất béo. Bạn chỉ nên loại bỏ các thực phẩm chứa chất béo xấu ra khỏi chế độ ăn uống. Trên thực tế, các loại chất béo tốt đã có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim, suy giảm nhận thức và giữ cho chúng ta no lâu hơn. 

Những người trên 65 tuổi nên ăn nhiều protein và cá béo

Không chỉ những người muốn tăng cơ mới cần ăn nhiều protein. Người già cũng nên thêm các thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn uống để duy trì cơ bắp khỏe mạnh. Protein cũng cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể phát triển và sửa chữa các thương tổn của mô và cơ.

Ngoài các thực phẩm giàu protein, người già cũng nên ăn cá béo 2 lần một tuần. Acid béo omega-3 trong các loại cá béo làm giảm nguy cơ mất trí nhớ, bệnh tim mạch, đái tháo đường... ở người già. 

Thanh Tú H+ (Theo Daily Mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng