Chế độ ăn low-carb giúp tăng cường trao đổi chất ở phụ nữ

Chế độ ăn low-carb có thể tốt cho phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh

Chế độ ăn low-carb có an toàn cho trẻ em?

Thực đơn “low-carb” cho bệnh nhân đái tháo đường

7 sai lầm thường gặp khi ăn low-carb

Muốn không béo phải làm ngay bánh Trung thu low carb

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Kinesiology Michigan (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 32 người phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi sau mãn kinh (50 – 65 tuổi). Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 4 nhóm: Nhóm có chế độ ăn nhiều carbohydrate và nhóm có chế độ ăn ít carbohydrate, 2 nhóm này lại chia ra thành các nhóm có tập và không tập thể dục.

Những người tham gia nghiên cứu đều được ăn 2 bữa chính, 1 vào buổi sáng và 1 bữa lúc 5 giờ chiều. Mỗi bữa ăn cung cấp khoảng 800 calo nhưng được phân bổ vào các dạng thực phẩm khác nhau như carbohydrate, protein, và chất béo. Ngoài ra, các nhóm tập thể dục sẽ phải hoạt động liên tục trong 2 giờ, các bài tập kết thúc 1 tiếng trước các bữa ăn.

Kết hợp chế độ ăn và tập luyện vừa phải sẽ giúp tăng cường trao đổi chất 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người có chế độ ăn low-carb (chỉ có khoảng 30% carbohydrate) cũng đã giảm 30% nguy cơ kháng insulin và hàm lượng insulin sau ăn. Đây là một điều quan trọng vì insulin tham gia vào hoạt động trao đổi chất, giúp cơ thể sử dụng carbohydrate một cách hiệu quả. Theo đó, những người kháng insulin cao cũng có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường, các nhà nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy những thay đổi nhỏ (như tập thể dục sau ăn) cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong sự trao đổi chất của cơ thể.

“Trong thời gian tập thể dục, cơ thể cần năng lượng, các hormone được sản sinh nhằm thúc đẩy sự giải phóng đường trong gan. Hầu hết các cơ trong cơ thể trở nên kháng insulin, cho phép não bộ và các cơ bắp sử dụng lượng đường dư thừa này vào cung cấp năng lượng cho cơ thể”, tác giả nghiên cứu chính, Katarina Borer cho biết.

Katarina Borer cũng khuyến cáo rằng, phụ nữ nên bổ sung thực phẩm trước khi tập thể dục để cung cấp nguyên liệu cho cơ thể. Việc tập luyện khi dạ dày trống rỗng sẽ kích hoạt gan giải phóng đường. Nếu lượng đường này không được sử dụng hết trong khi vận động, đường huyết có thể tăng cao, dẫn tới gia tăng nguy cơ đái tháo đường ở phụ nữ trong và sau độ tuổi mãn kinh.

Vi Bùi H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng