Đừng chủ quan khi bị chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của nhiều bệnh

Làm sao để hết cháy máu chân răng ở trẻ nhỏ?

Biện pháp tự nhiên khắc phục chảy máu chân răng

5 biện pháp đơn giản giúp điều trị chảy máu nướu răng

Bạn nên biết: 6 “thủ phạm” gây chảy máu chân răng

Điều trị chảy máu chân răng như thế nào?

Rất nhiều người chủ quan khi gặp tình trạng chảy máu chân răng lúc đánh răng hoặc cắn đồ ăn cứng. Nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này thường được cho là do vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tìm hiểu ngay vấn đề chảy máu chân răng liên quan đến bệnh gì để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Viêm lợi, viêm nha chu

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… Lợi chắc khỏe sẽ không xảy ra hiện tượng chảy máu nên nếu lợi của bạn thường xuyên chảy máu, có màu đỏ đậm, mềm, có mùi khó chịu thì rất có thể bạn đã bị viêm lợi. Nếu hiện tượng này không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn tới những bệnh về răng, gây tiêu xương, hình thành túi nha chu. Răng sẽ mất bám dính, lung lay và có thể rụng đi gây thiếu răng, mất thẩm mỹ.

Bạn nên thiết lập thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải mềm, đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần.

Các bệnh về máu

Chảy máu chân răng cảnh báo các bệnh lý về máu

Những biểu hiện của các bệnh lý về máu thường có chảy máu chân răng. Các bệnh về máu như: rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, thậm chí là ung thư máu. Bạn đừng coi nhẹ khi cơ thể thường xuyên xuất hiện những vết bầm tím trên da dù không có va đập gì và chảy máu chân răng. Rất có thể đây là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư máu.

Thiếu chất dinh dưỡng

Cơ thể thiếu vitamin C cũng gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng cũng là biểu hiện khi cơ thể bạn đang thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết. Rất có thể cơ thể bạn đang thiếu vitamin C và vitamin K. vitamin C là một trong những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, chống lại quá trình oxy hóa. Đồng thời, chất này còn có khả năng tăng cường được hệ miễn dịch tốt cho sức khỏe. Trong khi đó,  thiếu vitamin K gây ra bệnh máu khó đông và một số bệnh như loãng xương, suy giãn tĩnh mạch, thận và có thể giảm trí nhớ.

Calci, magie và các chất chống viêm có trong dầu cá đều giúp răng lợi chắc khoẻ hơn, nếu thiếu cũng gây chảy máu chân răng.

Bệnh về gan, thận

Gan, thận có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đông máu từ vitamin K nên khi gan, thận gặp các bệnh lý thì các chất đó không thể tổng hợp được đẫn đến hiện tượng máu khó đông gây chảy máu chân răng.

Các bệnh nhân bị viêm gan, xơ gan thường bị chảy máu khi đánh răng hoặc khi ăn có mùi máu do chảy máu chân răng.

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

-         Bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách chải răng 2 lần/ngày. Lựa chọn bàn chải có phần lông mềm và chải nhẹ nhàng để tránh làm  tổn thương lợi, gây mòn răng.

-         Sử dụng thêm nước súc miệng, nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn, ăn nhiều trái cây bổ sung vitamin C.

-         Kiểm tra định kỳ răng 6 tháng/lần để được bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.

-         Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám trong kẽ răng thay vì dùng tăm.

-         Xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế căng thẳng.

Nguyễn An H+ (Theo Medindia )
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp