Đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng?

Trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Trẻ bị tay chân miệng nên xử lý như thế nào?

Bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng trong mùa nóng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy hiểm?

Nổi mụn nước quanh miệng có phải mắc tay chân miệng không?

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ mùa nào trong năm (thường bùng phát mạnh nhất vào mùa Thu). Bệnh do virus thuộc nhóm enterovirus gây ra, phổ biến nhất là coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người sang người qua tiếp xúc thông thường.

Tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Khi trẻ bị tay chân miệng thường có các biểu hiện như:

- Sốt, biếng ăn.

- Đau họng.

- Khó chịu, cảm thấy không khỏe.

- Đau, tấy đỏ, tổn thương dạng bọng nước trên lưỡi, lợi và bên trong má.

- Phát ban đỏ, không ngứa nhưng đôi khi thấy bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân…

Dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng ở giai đoạn nặng cần nhập viện

Trong hầu hết trường hợp, bệnh tay chân miệng sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, có 3 dấu hiệu thường thấy khi bệnh trở nặng, phụ huynh cần biết để cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín, tránh biến chứng nặng nề:

Quấy khóc kéo dài

Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ

Sau khi dùng thuốc mà trẻ không cắt sốt cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ

Khi bệnh tay chân miệng trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48 giờ và không tác dụng với thuốc hạ sốt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ.

Hay giật mình

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay tăng theo thời gian hay không, ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Bệnh tay chân miệng có tái phát?

Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần do có nhiều dạng virus khác nhau. Khi mắc bệnh, trẻ chỉ miễn dịch với 1 dạng virus cụ thể, những lần mắc bệnh khác có thể xảy ra do lây nhiễm một type virus khác. Do đó, sau khi điều trị tay chân miệng, cha mẹ nên phòng bệnh tái phát cho con bằng cách:

- Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, thực hiện dưới vòi nước sạch (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt lúc trước khi chế biến thực phẩm, trước và sau khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh…

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ quy tắc “Ăn chín uống sôi”; Nên ngâm vật dụng ăn uống bằng nước sôi trước khi sử dụng; Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt; không nhai, mớm thức ăn cho trẻ; không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi…

- Tích cực vệ sinh bề mặt mà trẻ hay tiếp xúc như đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế… bằng chất tẩy rửa thông thường.

- Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.

Cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ