Cảnh báo tắc ruột khi ăn thực phẩm giàu tannin

Ăn quá nhiều hồng giòn (hồng ngâm) có thể dẫn đến tắc ruột

Tắc ruột sau khi ăn 3 quả hồng giòn

Bé 10 ngày tuổi phải cắt bỏ 2m ruột non vì hoại tử

Ăn chuối xanh có giúp giảm cân?

Những quan niệm sai lầm về tình trạng táo bón ở trẻ em

Tắc ruột sau khi ăn nhiều hồng giòn

Ngày 24/11, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận một bệnh nhân 63 tuổi trong tình trạng đau bụng, nôn sau khi ăn nhiều quả hồng. Hình ảnh X-quang cho thấy người này bị tắc ruột non do bã thức ăn. Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấp cứu mở đoạn ruột non lấy bã thức ăn, thiết lập lưu thông ống tiêu hóa, lau rửa ổ bụng và đặt dẫn lưu.

Bác sỹ Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết bệnh nhân tắc ruột do ăn hồng số lượng lớn trong nhiều ngày. Trong quả hồng có chất nhựa gây kết dính tạo nên cục thức ăn lớn rất khó tiêu hóa.

Khối bã thức ăn gây tắc ruột

Tắc ruột do khối bã thức ăn là tình trạng thường gặp ở người già và trẻ nhỏ. Ăn một lượng lớn thực phẩm có nhiều chất tannin như hồng, ổi hay chất bã xơ như măng. Những triệu chứng tắc ruột do bã thức ăn trong dạ dày là đau, chướng bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn, bí trung đại tiện…

Bã thức ăn ứ đọng trong dạ dày, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như viêm loét, xuất huyết dạ dày, đầy bụng, khó tiêu. Bã thức ăn trôi xuống tắc nghẽn ở ruột non sẽ gây giãn, viêm, phù nề, hoại tử ruột non, thủng ruột, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, dẫn đến tử vong.

Cẩn trọng khi ăn thực phẩm giàu tannin

Tannin là chất tạo nên vị chát đắng trong trà đặc, cà phê, rượu vang, quả hồng, trái cây còn non, bắp chuối… Tannin có thể gây táo bón, ức chế hấp thu chất sắt trong thực phẩm nên có thể gây thiếu máu, thiếu sắt nếu sử dụng thường xuyên.

Tannin có nhiều trong trà đặc, do đó không nên uống trà khi đói

Để phòng tránh tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thực phẩm giàu tannin, bạn nên:

- Hạn chế tối đa cho người già và trẻ nhỏ ăn hoa quả chứa nhiều tannin như ổi xanh, hồng. Đối với hồng giòn (hồng ngâm), người già và trẻ nhỏ chỉ nên ăn 1-2 miếng nhỏ và nhai kỹ, an toàn hơn là ăn hồng đã chín mềm hoặc trái hồng sấy khô để tránh bị nghẹn.

- Không nên ăn thực phẩm giàu tannin lúc bụng đói. Dưới tác động của acid dạ dày, tannin dễ kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc. Hồng giòn tuy ngọt nhưng vẫn còn một lượng tannin trong đó.

- Hạn chế ăn vỏ hoa quả như hồng, nho, táo. Vỏ trái hồng còn xanh chứa nhiều tannin.

- Người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày, người thiếu máu không nên ăn hồng và hoa quả còn non. Do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng