Cẩn thận với 9 thực phẩm có thể làm tăng đường huyết không ngờ

Một số thực phẩm tưởng an toàn nhưng lại có thể khiến đường huyết tăng cao nguy hiểm

Nếu mắc bệnh đái tháo đường, bạn nên ăn hạt sen ngay và luôn!

Bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp, loãng xương

9 thực phẩm giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Những biện pháp tự nhiên giúp khắc phục tình trạng đề kháng insulin

Người bệnh đái tháo đường nên cẩn thận khi ăn một số thực phẩm dưới đây:

Cà phê

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Diabetologia, những người tiêu thụ ít nhất 1 cốc cà phê/ngày trong vòng 4 năm có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 tới 11%. Tuy nhiên, những chất phụ gia được thêm vào cà phê lại có thể gây tăng cao đường huyết. Cụ thể, các chất tạo ngọt, kem béo và các loại hương liệu khác đều có thể khiến đường huyết tăng vọt, khó kiểm soát.

Gạo lứt

Gạo lứt được coi là một thực phẩm lành mạnh, có thể thay thế gạo trắng cho người bệnh đái tháo đường, nhưng bạn vẫn nên chú ý tới lượng tiêu thụ phù hợp. Gạo lứt cũng là một thực phẩm giàu carbohydrate. Cụ thể, 1 cốc gạo lứt đã nấu chín (khoảng 190gr) có chứa 51gr carbohydrate. Người bệnh đái tháo đường cần chú ý để cân đối với các thực phẩm giàu carbohydrate khác trong bữa ăn như rau và đậu.

Gạo lứt tốt, nhưng người bệnh đái tháo đường không nên ăn quá nhiều

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh đái tháo đường chỉ nên bổ sung từ 30 - 45gr carbohydrate/bữa ăn, do đó bạn nên đặt ra giới hạn khi tiêu thụ gạo lứt.

Bột yến mạch ăn liền

Dù bột yến mạch có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bột yến mạch ăn liền lại là thực phẩm đã qua chế biến với nhiều đường và các loại hương liệu khác. Những thực phẩm chế biến sẵn thường được cơ thể tiêu hóa nhanh, dẫn đến việc đường huyết cũng tăng nhanh hơn.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh đái tháo đường chỉ nên bổ sung carbohydrate từ những thực phẩm tự nhiên (ví dụ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ…), tránh tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn.

Thịt bò

Thịt bò giàu chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin

Thịt bò thường rất giàu chất béo bão hòa và điều này có thể gây kháng insulin, khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên chọn các loại thịt nạc, thịt gia cầm… để hạn chế tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa.

Đồ ăn nhẹ hữu cơ

“Hữu cơ” là từ được nhiều nhãn hàng sử dụng để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường vẫn nên thận trọng vì không phải cứ là thực phẩm hữu cơ đồng nghĩa với lành mạnh hơn. Ví dụ như các loại kẹo hữu cơ, mặc dù được làm bằng nguyên liệu hữu cơ nhưng trong thành phần vẫn có thể chứa nhiều đường và có thể làm tăng đường huyết.

Trái cây khô

Nhiều loại trái cây khô, đặc biệt là các loại quả có vị chua thường được thêm khá nhiều đường. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ cảnh báo chỉ 2 thìa canh trái cây khô có thể chứa tới 15gr carbohydrate. 1/4 cốc trái cây khô cũng có thể chứa 30gr đường.

Tốt hơn hết, bạn nên kiểm tra kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua hàng. Chọn loại trái cây khô không thêm đường và chỉ nên bổ sung một lượng vừa phải để tránh làm đường huyết tăng cao.

Bánh mì nguyên cám

Bánh mì nguyên cám thường được quảng cáo là làm từ ngũ cốc nguyên hạt, rất giàu chất xơ và không khiến đường huyết tăng cao quá nhanh. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra thật kỹ thành phần, chỉ chọn những sản phẩm được chế biến từ 100% ngũ cốc nguyên hạt.

Pizza làm từ bột mỳ nguyên cám

Dù được làm từ bột mì nguyên cám, 1 miếng pizza vẫn có hàm lượng carbohydrate tương đương với khoảng 3 - 4 lát bánh mì. Ngoài ra, đường trong tương cà (ketchup) cũng có thể là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao.

Các thực phẩm từ sữa

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Diabetes Research, phụ nữ trong độ tuổi trung niên bổ sung quá nhiều sữa, sữa chua, pho mát… có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin gây đái tháo đường type 2. Nguyên nhân là do các sản phẩm từ sữa có thể kích thích sản sinh insulin, làm giảm độ nhạy insulin. Ngoài ra, chất béo bão hòa trong sữa cũng có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe tim mạch. Nhìn chung, người bệnh đái tháo đường chỉ nên tiêu thụ sữa ít béo, không đường để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Rd)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

Nếu mắc bệnh đái tháo đường, bạn nên ăn hạt sen ngay và luôn! - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng