Trẻ nhỏ bị ho: Đừng vội dùng thuốc kháng sinh!

Sử dụng thuốc kháng sinh để trị ho cho trẻ là không cần thiết

Bảo vệ trẻ trong mùa Đông với 6 bí quyết sau

Biện pháp thông mũi an toàn cho trẻ nhỏ

Mẹo giảm đau họng, chữa viêm amidan hiệu quả cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ thở khò khè có phải bị hen suyễn?

Đừng vội dùng kháng sinh

Vào mùa Đông, đa phần trẻ nhỏ bị ho là do mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản... Trong các nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em, có đến 70–80% trường hợp là do virus gây ra. Điều này có nghĩa, trẻ bị ho không nhất thiết phải dùng kháng sinh, vì kháng sinh không tiêu diệt được virus. Lạm dụng kháng sinh để điều trị viêm họng, ho ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Thuốc kháng sinh ra đời đã giúp khống chế nhiều bệnh nguy hiểm bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp trẻ bị ho, viêm họng do vi khuẩn (liên cầu khuẩn), cha mẹ cũng không nên tự ý mua kháng sinh khi không có đơn thuốc. Biện pháp tối ưu là đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được chỉ định thuốc phù hợp.

Biện pháp trị ho tại nhà an toàn cho trẻ

Khi trẻ có các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do virus (ho khan, ho có đờm, đau rát họng, sổ mũi), cha mẹ hãy bình tĩnh theo dõi con tại nhà và thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng:

Chọn siro ho phù hợp

Siro ho phù hợp với sức khỏe của trẻ giúp giảm ho hiệu quả

Cha mẹ cần chọn mua siro ho phù hợp với độ tuổi và tình trạng ho của trẻ. Nếu trẻ ho khan, cha mẹ nên lựa chọn mua siro đặc trị ho khan. Tương tự, với trẻ ho có đờm hoặc đi kèm sổ mũi, sử dụng đúng sản phẩm siro giúp trẻ giảm ho nhanh chóng, hiệu quả hơn. Siro ho chứa có chất giảm đau hay cồn có thể khiến trẻ dị ứng, do đó cha mẹ nên xin chỉ định của bác sỹ trước khi tìm mua siro cho con.

Một số biện pháp trị ho dân gian như nước lá hẹ hấp đường phèn giúp giảm ho hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ

Với trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, cha mẹ hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh và thông mũi cho trẻ. Tuy nhiên, biện pháp này không nên kéo dài quá 4 ngày, bởi dùng nước muối sinh lý thường xuyên có thể làm khô mũi trẻ. Với trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ không nên thông mũi cho trẻ với thuốc nhỏ mũi Naphazolin.

Trẻ lớn nên súc miệng với nước muối sinh lý để phòng ngừa ho, viêm họng

Khi trẻ đủ lớn để biết cách súc miệng và nhổ nước muối ra ngoài, cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen súc miệng với nước muối sinh lý vào buổi sáng.

Cho trẻ uống đủ nước

Viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng sốt. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt như paracetamol theo liều lượng được bác sỹ chỉ định. Đồng thời, cha mẹ cần cho trẻ uống nước ấm, ăn cháo loãng để cơ thể trẻ không bị mất nước.

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị ho, cha mẹ cần cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay chứa ít nhất 60% cồn. Ngoài ra, phụ huynh cần nhắc trẻ che miệng khi ho, hắt hơi.

Nếu tình trạng ho kéo dài kèm sốt cao không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc ho, hạ sốt một cách hợp lý.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ